Multimedia Đọc Báo in

Bước tiến mới trong nghiên cứu vắcxin phòng HIV/AIDS

15:05, 24/10/2012

Giới khoa học Nam Phi vừa phát hiện cơ chế giúp tạo các kháng thể có thể tiêu diệt 88% các chủng HIV. Đây được đánh giá là một bước tiến gần hơn tới việc phát triển một loại vắc xin chống lại căn bệnh thế kỷ.

Các nhà khoa học Nam Phi thuộc Trung tâm phục vụ Chương trình nghiên cứu AIDS tại châu Phi (CAPRISA) cho biết họ đã nghiên cứu các mẫu máu được lấy định kỳ trong suốt 7 năm từ hai người phụ nữ bị nhiễm HIV tại tỉnh Quadulu-Natan (KwaZulu-Natal) của Nam Phi để nghiên cứu cung cách biến đổi của cả virút lẫn các kháng thể của hai người phụ nữ này. Họ nhận thấy một phân tử đường, được gọi là glycan, nằm trong điểm 332 trên lớp vỏ prôtêin (protein) ngoài cùng của virút có khả năng nhắc nhở hệ miễn dịch của hai người phụ nữ này sản sinh ra các kháng thể có khả năng tiêu diệt tới 88% các chủng HIV.

Nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Cape Town và Kwazulu-Natal của Nam Phi, phối hợp với các đồng nghiệp từ hai trường đại học Carolina Bắc và Harvard của Mỹ, cũng phát hiện ra rằng khi virút mở cuộc tấn công vào hệ miễn dịch của vật chủ bằng cách bổ sung một phân tử đường lên bề mặt của nó, thì các kháng thể của vật chủ sẽ thích nghi nhằm nhận dạng phân tử đường này và nhờ đó có thể tiêu diệt 9 trong 10 chủng HIV được biết cho tới nay.

Viện nghiên cứu dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ cho rằng đây là một bước tiến mới trên con đường xây dựng những chiến lược về vắcxin phòng HIV/AIDS.

K.O (nguồn website ĐCSVN)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.