Multimedia Đọc Báo in

40 năm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12-1972 – 12- 2012):

Âm mưu và lực lượng của Mỹ trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12-1972

11:12, 10/12/2012

 

Cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12-1972 của Mỹ là một mũi tên trúng nhiều đích nên Mỹ đã huy động một lực lượng lớn tham gia cuộc tập kích này.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet

 

    Âm mưu

 Thứ nhất, Mỹ hăm dọa sẽ phá vỡ Hiệp định Pari.

 Ngày 8-10-1972 ta và Mỹ đã thoả thuận cơ bản về nội dung của Hiệp định "Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" do ta dự thảo với một lịch trình rất rõ ràng và đến ngày 27-10-1972 hai bên sẽ ngừng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 Ngày 20-10, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận được thư của Tổng thống Ních-xơn khẳng định: "Hiệp định coi như đã hoàn tất, hãy tin vào chúng tôi là có thể ký kết được Hiệp định như thời gian biểu đã thoả thuận”. Nhưng, sau khi Ních-xơn thắng cử Tổng thống Mỹ, Kit-xinh-giơ đã quay ngoắt 180 độ đối với Hiệp định Pa-ri. Phía Mỹ đòi ta phải sửa một số điều trong những điều hai bên đã thoả thuận của Hiệp định, đòi miền Bắc cùng rút quân, đòi miền Nam là một quốc gia riêng.  

Ngày 24-11, Kit-xinh-giơ hăm doạ: "Nếu các ông không tỏ ra biết điều, Tổng thống chúng tôi buộc sẽ ra lệnh ngừng đàm phán và tiếp tục các hành động quân sự mà hậu quả sẽ khó lường"[1].

 Ngày 6-12, Kit-xinh-giơ lại doạ dẫm: "Nếu cuộc thương lượng bị tan vỡ thì chiến tranh sẽ tiếp diễn với cường độ mạnh hơn. Đến lúc đó cuộc chiến tranh sẽ thay đổi tính chất. Mỹ sẽ không bàn bạc về Hiệp định này nữa”

Ngày 7-12, Ních-xơn điện cho Kit-xinh-giơ : "Chúng ta sẽ ném bom dữ dội Bắc Việt. Nhưng sẽ không thông báo cho công chúng biết trước" Hội nghị Pa-ri bị phá vỡ.

Thứ hai,  đánh phá hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm giảm thế và lực của ta so với quân đội và chính quyền Sài Gòn.

Thứ ba, đe doạ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới.

Có một thực tế, khi đế quốc Mỹ tuyên bố sẽ dùng B.52 tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không đối với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số mục tiêu quan trọng khác trên miền Bắc, thì một số nước trên thế giới đã khuyên ta nên chấp nhận những điều kiện mà Mỹ nêu ra.

Cuộc huy động lực lượng lớn chưa từng có của Mỹ từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2

- Mỹ đã huy động lực lượng:

+ Máy bay B.52: 193 chiếc trên tổng số 400 chiếc. 

+ Không quân chiến thuật: 1.077 chiếc trên tổng số 3.043 chiếc.

+ Tàu sân bay: 6 chiếc trên tổng số 14 chiếc

+ Hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số máy bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinh sát chiến lược, chiến thuật, máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu, cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.

 - Căn cứ xuất phát của các loại máy bay Mỹ :

+ Máy bay chiến lược B.52 cất cánh từ căn cứ Enđơxơn trên đảo Guam;  

+ Máy bay chiến thuật các loại cất cánh từ 6 sân bay ở Thái Lan và từ 6 tàu sân bay đậu rải rác trên biển Đông.

+ Ngoài ra, tất cả các căn cứ hậu cần, kỹ thuật của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á như căn cứ Cờ-lác, Su-bích ở Philíppin, kể cả căn cứ Okinaoa ở Nhật Bản đều được sử dụng để phục vụ tối đa cho cuộc tập kích đường không chiến lược này.

+ Lầu Năm Góc đã cấp tốc thành lập Bộ chỉ huy lâm thời, đóng ở Utapao, do tướng Joshn-vốt làm Tư lệnh. Bộ chỉ huy này đặt dưới quyền chỉ huy của không quân chiến lược và Bộ Quốc phòng Mỹ. 

Có thể nói, đây là một cuộc huy động lực lượng lớn chưa từng có của Mỹ từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (tính đến tháng 12-1972) cho một cuộc tập kích đường không chiến lược.

Nguồn tài liệu: Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị

 

  

 


Ý kiến bạn đọc