Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án trọng tâm, trọng điểm

13:59, 31/03/2022

Sáng 31-3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị định kỳ tháng 3 (lần thứ 38) để cho ý kiến về các nội dung trình Hội nghị Ban hấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I/2022, nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II/2022 và một số nội dung khác.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê; Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong quý I/2022 tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì phát triển. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 11.76,4 tỷ đồng, bằng 20,56% kế hoạch; tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện hơn 2.343 tỷ đồng, bằng 27,36% kế hoạch. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên và môi trường được chú trọng. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, phấn đấu đến cuối năm 2022, lũy kế có 79 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 52% kế hoạch. 

th
Đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Các hoạt động văn hóa thể thao, giải quyết việc làm và an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị đã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Trong quý II năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các đảng bộ trực thuộc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phục hồi, phát triển kinh tế xã hội và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; tập trung thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chỉ đạo đôn đốc các đơn vị tư vấn lập quy hoạch đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn chỉnh danh mục dự án thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025; chuẩn bị các điều kiện bảo đảm phục vụ kỳ thi tốt nghiệp các cấp và tổng kết năm học 2021 - 2022…

th
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Hội nghị cũng đã cho ý kiến đánh giá một số nội dung về: báo cáo tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, công tác phòng, chống dịch bệnh đã triển khai, dự báo tình hình đề xuất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện trong thời gian đến; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 7/11/2011 của Tỉnh ủy về “Phát triển nguồn nhân lực đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, xem xét ban hành Kết luận tiếp tục thực hiện; Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 1/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng dối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy giữa 2 kỳ Hội nghị…

th
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn nêu ý kiến tại hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thu ngân sách Nhà nước, gắn với chống thất thu thuế; đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án, nhất là các dự án trọng tâm, trọng điểm; kiên quyết xử lý các vụ vi phạm về công tác quản lý rừng; xử lý nghiêm các đối tượng kích động, gây rối an ninh trật tự trên địa bàn; rà soát lại các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh để có hướng xử lý với các dự án đã được tỉnh cho ý kiến nhưng chủ đầu tư không triển khai; kiên quyết xử lý các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh…

Hồng Chuyên 
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.