Multimedia Đọc Báo in

Tập trung phát triển nguồn nhân lực tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

16:47, 01/08/2022

Tỉnh ủy vừa ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 27/7/2022 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của nghị quyết là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đắk Lắk có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng; đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực, có phong cách làm việc hiện đại và chuyên nghiệp, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế tốt; đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu lao động cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của kinh tế số; hình thành đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học - công nghệ hàng đầu khu vực Tây Nguyên; phát triển toàn diện nguồn nhân lực là người đồng bào dân tộc tại chỗ…

fgf
Lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cư M'gar học nghề trồng và chăm sóc cây cà phê.

Nghị quyết cũng đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2021 - 2025, 2026 – 2030, trong đó, phấn đấu đến năm 2030, 100% công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm; 100% viên chức đạt chuẩn nghề nghiệp; giải quyết việc làm cho 150.000-160.000 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 2%; giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp xuống còn 40-45%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; năng suất lao động của tỉnh cao hơn bình quân chung của cả nước…

Để thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu trên, Nghị quyết xác định tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, nâng cao nhận thức, quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực; xây dựng, phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; thực hiện tốt các chế độ, chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động nguồn lực đào tạo, đẩy mạnh kết hợp chặt chẽ hợp tác trong nước và quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, khai thác, chia sẻ dữ liệu nguồn nhân lực.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.