Multimedia Đọc Báo in

Nữ trưởng thôn “bốn vai”

17:41, 04/03/2022

Năm 1987, bà Lê Thị Thảo cùng gia đình từ quê hương Hà Nam vào lập nghiệp sinh sống tại thôn 11, xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông).

Nơi quê hương mới, dù bận rộn với phát triển kinh tế gia đình, bà Thảo vẫn tham gia công tác xã hội với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn 11. Năm 2000, bà Thảo vinh dự được kết nạp vào Đảng, làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã và năm 2006 bà được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN xã Hòa Lễ.

Năm 2009, sau một cơn bạo bệnh, chồng bà Thảo qua đời, mọi gánh nặng gia đình đều đặt lên đôi vai của bà. Hoàn cảnh khó khăn hơn nhưng bà vẫn sắp xếp hài hòa công việc gia đình với công việc xã hội, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao… Sau đó, bà được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã. Đến năm 2015, bà được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã. Hiện tại bà Thảo là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã, kiêm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn 11 (xã Hòa Lễ).

Bà Lê Thị Thảo chuẩn bị nội dung cuộc họp Chi bộ thường kỳ.

Năm nay bước vào tuổi lục tuần, nhưng với lòng nhiệt huyết của người đảng viên, bà Thảo vẫn cần mẫn cùng công việc “bốn vai”… Thôn 11 có 111 hộ, 475 khẩu; người dân trong thôn có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Để thuyết phục bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà Thảo đã cùng chi bộ định hướng và vận động 7 hộ tham gia Tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm, là một trong những mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của huyện; vận động bà con phát triển kinh tế rừng.

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, bà Thảo cùng các thành viên Mặt trận đã tích cực vận động nhân dân đóng góp hơn 71 triệu đồng cùng Nhà nước làm đường bê tông giao thông nội vùng ra cánh đồng dài 506 m với tổng kinh phí 463 triệu đồng; vận động xây dựng đường điện “thắp sáng đường quê” với tổng kinh phí 45 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 24 triệu đồng; huy động nhân dân đóng góp 12 triệu đồng mua sắm trang thiết bị trong hội trường thôn… Hằng năm, nhân dân thôn 11 luôn hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu đóng góp các Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Quốc phòng, an ninh, ủng hộ hàng chục triệu đồng tặng thanh niên lên đường nhập ngũ…

Với vai trò là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã, bà Thảo luôn tìm cách tổ chức các hoạt động giúp hội viên sống vui, sống khỏe, sống có ích, làm gương cho con cháu, thông qua phong trào “Tuổi cao gương sáng”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”; phối hợp với các cơ quan chức năng, hội đoàn thể thực hiện tốt các chính sách chăm sóc người cao tuổi, hằng năm tổ chức mừng thọ cho các cụ theo quy định, tổ chức Câu lạc bộ thơ để các cụ có nơi sinh hoạt, giao lưu…

Không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác, bà Thảo còn là tấm gương cần cù chịu khó trong lao động sản xuất. Gia đình bà hiện có 4,5 ha đất trồng rừng và cây hằng năm, thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/năm.

Ông Mai Văn Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Hòa Lễ nhận xét: Trải qua hơn 20 năm công tác, dù bất cứ trên cương vị công tác nào bà Thảo cũng luôn phát huy vai trò tiên phong của người đảng viên, là tấm gương “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, luôn được quần chúng tin yêu…

Mai Viết Tăng

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.