Multimedia Đọc Báo in

Chung kết Cuộc thi Bee Starup 2021

09:42, 09/08/2021

Ngày 8-8, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi Bee Startup 2021 bằng hình thức trực tuyến.

Cuộc thi được phát động từ tháng 7-2021, thu hút 60 ý tưởng tham gia dự thi ở hầu hết các lĩnh vực, tập trung nhiều nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại dịch vụ, nông nghiệp, y tế thông minh, văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường, vật liệu thông minh...

Qua vòng sơ tuyển, Ban tổ chức cuộc thi đã chọn 15 dự án vào vòng chung kết. Các đề án, ý tưởng khởi nghiệp được đánh giá, xét chọn dựa trên những tiêu chí: ý tưởng đổi mới sáng tạo; tính khả thi và cạnh tranh của đề án; tác động xã hội (tính lan tỏa); khả năng thuyết trình, phản biện; tính chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19; tính hiệu quả kinh tế - xã hội và ứng dụng thực tế.

Thí sinh Phạm Ngọc Đông thuyết trình về dự án “Elderly Home - Tìm kiếm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi” tại vòng chung kết.

Kết quả, dự án “Elderly Home - Tìm kiếm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi” của thí sinh Phạm Ngọc Đông xuất sắc đoạt giải Nhất. Giải Nhì được trao cho  dự án: “Easy Cook – Kinh doanh dịch vụ thực phẩm sơ chế” của thí sinh Dương Thái Bình và dự án: “Thổ cẩm Clothing & Accessories – Hương sắc núi rừng” của nhóm thí sinh Nguyễn Thị Hiền, Phạm Phương Uyển và H’Choe Niê Kdăm đoạt giải Ba.

Những dự án đạt giải trong cuộc thi sẽ tiếp tục tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2021 và Cuộc thi Startup Kite 2021 do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức.

Bee Startup là sân chơi bổ ích, được tổ chức nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kích thích khả năng sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh và trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên.


Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.