Multimedia Đọc Báo in

Chủ động điều tiết các hồ chứa thủy điện

11:33, 08/09/2022

Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết, trước diễn biến thủy văn trên lưu vực trên sông Srêpốk, đơn vị đã chủ động điều tiết nước các hồ chứa thủy điện nhằm bảo đảm an toàn cho công trình và giảm thiệt hại cho vùng hạ du.

Trong thời gian qua, trên lưu vực sông Srêpốk xuất hiện mưa vừa đến mưa to trên diện rộng, lưu lượng nước về lớn, nên mực nước các hồ chứa thủy điện tăng lên. T

ại hồ chứa Buôn Tua Srah, lưu lượng nước về 270 m3/s, mực nước hồ đạt 483,34 m. Tuy nhiên, do ràng buộc kỹ thuật của hệ thống điện, trong thời gian tới một số thời điểm nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah không được khai thác tối đa, điều này dẫn đến mức nước hồ tiếp tục gia tăng nhanh.

Theo tính toán, dự kiến hồ Buôn Tua Srah sẽ đạt mực nước cao nhất trước lũ (486,5m) trong vòng từ 8 đến 10 ngày tới. Khi hồ này đạt xấp xỉ mực nước cao nhất trước lũ, thì hồ sẽ tiến hành điều tiết qua tràn. Khi đó, các hồ chứa Buôn Kuốp và Srêpốk 3 cũng điều tiết qua tràn với lưu lượng tăng theo.

Việc chủ động điều tiết các hồ chứa nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình hồ đập và tuân thủ Quy trình vận hành liên hồ chứa.

Đập tràn và cửa xả Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp
Đập tràn và cửa xả Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp.

Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã kiến nghị Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp chỉ đạo phổ biến cho nhân dân vùng hạ du các hồ chứa về kế hoạch dự kiến điều tiết nước để chủ động phòng tránh, tiến hành thu hoạch nông sản, hoa màu, không để các nông cụ ở vùng trũng, thấp và vùng thoát lũ dọc sông; thường xuyên phối hợp và trao đổi thông tin để có biện pháp ứng phó nhằm giảm nhẹ thiệt hại có thể xảy ra khi xả lũ.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.