Multimedia Đọc Báo in

Thu tiền tỷ từ trồng vải

07:27, 17/02/2022

Cách đây 6 năm, một lần về thăm quê ở Hải Dương, anh Phùng Văn Long (ở thôn 7C, xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo) đi tham quan một số mô hình trồng vải cho thu nhập cao.

Qua nghiên cứu nhận thấy cây vải có nhiều ưu điểm và phù hợp với chất đất ở huyện Ea H’leo, anh Long bàn với gia đình mua 500 gốc vải về trồng xen vào 1 ha cà phê đang kém năng suất.

Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trồng vải hiệu quả, sau 3 năm vườn vải của gia đình anh Long phát triển tốt, cho năng suất cao. Từ thành công ban đầu, anh quyết định mở rộng quy mô trồng thêm 2.500 gốc vải. Hiện nay, gia đình anh đã chuyển đổi toàn bộ 7 ha đất hoa màu và cà phê kém hiệu quả sang trồng 5.000 gốc vải xen 3.000 cây mắc ca. Năm 2021, gia đình anh thu hoạch được hơn 100 tấn vải tươi, 3 tấn mắc ca và 6 tấn cà phê nhân, thu nhập 2,7 tỷ đồng.

Cán bộ nông nghiệp và Hội Nông dân xã Ea Hiao tham quan vườn vải của gia đình anh Long. 

Anh Long chia sẻ, vải thiều rất hợp với chất đất ở xã Ea Hiao bởi bình thường 3 năm vải cho trái, nhưng nếu chăm tốt thì chỉ 2 năm đã có quả bói. Ưu điểm của vải trồng ở Ea Hiao là chín sớm hơn 1 tháng so với vải trồng ở các tỉnh miền Bắc, trái có vỏ mỏng, cơm dày, ăn có vị ngọt không khác gì vải Hải Dương.

Ngoài việc bán quả vải, anh Long còn cung cấp cây giống cho người dân có nhu cầu, đồng thời sẵn sàng tư vấn kỹ thuật trồng và chăm sóc. Hiện anh đã chiết được 3.000 bầu vải với giá bán 70.000 đồng/bầu. Theo anh Long, cây vải được chiết có bộ rễ khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, dễ chăm sóc. Anh Long còn trực tiếp đứng ra thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Ea Sol Farm với mục đích tìm đầu ra ổn định cho quả vải cũng như các loại cây ăn trái khác ở địa phương, sản xuất đạt quy trình VietGAP, có truy xuất nguồn gốc, mã vạch với mục tiêu đưa sản phẩm quả vải của hợp tác xã đạt sản phẩm OCOP được gắn sao cấp tỉnh trong thời gian tới. Hiện gần 30 ha cây ăn trái của gia đình anh Long và các thành viên trong hợp tác xã đã đầu tư toàn bộ hệ thống tưới nước phun sương tự động. 

Hoài Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.