Multimedia Đọc Báo in

14 kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk được chuyển đến Trung ương

12:56, 30/09/2021

Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh cho biết, sau kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV đến nay, Đoàn đã thu thập, phản ánh với Ủy ban Thường vụ Quốc hội (thông qua Ban Dân nguyện) và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam 14 kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk.

Nội dung kiến nghị của cử tri tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng pháp luật (sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai hiện hành để khắc phục những quy định bất cập trong thực tiễn áp dụng, tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai); các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; chính sách hỗ trợ, bình ổn giá các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như cà phê, tiêu, cao su, sầu riêng, nhất là giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; thu hút đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến nông sản; đầu tư sửa chữa các công trình thủy lợi để ổn định nguồn nước, phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp; nâng cấp, sửa chữa các tuyến quốc lộ qua tỉnh, sớm đầu tư đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang, tuyến đường sắt kết nối giữa tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk; rà soát, giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan đến đất nhận khoán của các công ty cà phê, nông, lâm trường; đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông sản Tây Nguyên...

Các đại biểu trong Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao đổi, nắm bắt tâm tư của cử tri huyện Krông Pắc
Các đại biểu trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trao đổi, nắm bắt tâm tư của cử tri huyện Krông Pắc.

Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH tỉnh đã rà soát, phân loại, tổng hợp 27 nội dung kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của địa phương, phản ánh với UBND tỉnh để chỉ đạo xem xét, giải quyết và trả lời cử tri.

Khi nhận được văn bản trả lời cử tri của các bộ, ngành Trung ương, chính quyền các cấp trong tỉnh, Đoàn đã thông báo cho cử tri trên địa bàn tỉnh biết, theo dõi giám sát.

Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.