Multimedia Đọc Báo in

Phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

16:50, 29/04/2022

Tại TP. Buôn Ma Thuột, Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học vị trí, vai trò, ý thức trách nhiệm và những kỹ năng cần thiết của già làng, trưởng bản, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với việc tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Tại hội thảo, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy Buôn Ma Thuột, nhóm nghiên cứu thuộc Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên và các các cơ quan, đơn vị liên quan đã trình bày tham luận chia sẻ thực tiễn về vị trí, vai trò của già làng, người uy tín trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk và trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột; kinh nghiệm trong phối hợp giữa chính quyền địa phương, đoàn thể, lực lượng vũ trang với đội ngũ già làng, người có uy tín; các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học
Các đại biểu tham dự hội thảo khoa học.

Cũng trong hội thảo, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Văn hóa và Phát triển đã tham vấn các đại biểu để làm sáng tỏ thêm các nội dung phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học về “Xây dựng chương trình bồi dưỡng một số kỹ năng cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tăng cường hiệu quả tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước”.

nhóm nghiên cứu thuộc Viện Văn hóa và Phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo
Đại diện nhóm nghiên cứu thuộc Viện Văn hóa và Phát triển phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Lý Thị Thu, Chủ nhiệm đề tài cho biết: Đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín là những tấm gương trong lịch sự dựng nước, giữ nước. Đặc biệt, ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, các già làng, trưởng bản, người có uy tín đã góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và cũng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.

Những ý kiến tham luận của các đại biểu tại hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng, cung cấp những thông tin, tư liệu bảo đảm sự khách quan, toàn diện phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học, đặc biệt về vấn đề kinh nghiệm thực tiễn…

Lân Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.