Multimedia Đọc Báo in

Tạm giữ hình sự 3 đối tượng trong vụ cướp giật điện thoại

13:17, 18/09/2022

Công an TP. Buôn Ma Thuột vừa bắt tạm giữ hình sự 3 đối tượng gồm: Lê Văn Phương (SN 2006, trú xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar) và Phú Thành Đạt (SN 2003, trú xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản; tạm giữ Nguyễn Văn Đức (SN 1994, trú tại xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar)  để điều tra về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Theo kết quả điều tra, Phương và Đạt làm vệ sỹ tại một quán Bar trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Gần đây, quán Bar đóng cửa để sửa chữa nên cả hai tạm thời nghỉ việc.

Khoảng 22 giờ ngày 11/9, cả hai bàn kế hoạch và Đạt điều khiển xe máy chở Phương đi dò la trên các tuyến phố Buôn Ma Thuột tìm người dân sơ hở để cướp tài sản. Khi đi đến đường Lê Duẩn đoạn gần trung tâm ngã 6 Buôn Ma Thuột, thấy 2 cô gái đi trên một xe máy phía trước có đeo mang giỏ xách, Đạt lái xe máy áp sát để Phương giật túi xách (bên trong có chiếc điện thoại Iphone 12 Promax và chiếc Iphone 13 Promax) rồi tăng ga bỏ chạy.

Hai đối tượng: Phương và Đức (đi giữa) bị bắt giữ.
Hai đối tượng: Phương và Đức (đi giữa) bị bắt giữ.

Gây án xong, Đạt cầm chiếc điện thoại Iphone 13 Promax bỏ trốn về tỉnh Ninh Thuận. Còn Phương cầm chiếc điện thoại Iphone 12 Promax đến gặp Nguyễn Văn Đức để nhờ tiêu thụ (Đức là đối tượng từng có 2 tiền án về tội trộm ắp tài sản).

Tại đây, Đức nói điện thoại này có cài định vị, rất dễ bị Công an phát hiện và khuyên vứt đi thì Phương đồng ý. Tuy nhiên, sau đó, Đức không vứt điện thoại mà cất giấu trong túi quần rồi mang đến một tiệm điện thoại ở thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar bán được 5,5 triệu đồng.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến ngày 17/9, tất cả các đối tượng trên đã bị đội Cảnh sát hình sự Công an TP. Buôn Ma Thuột bắt giữ. Qua định giá, 2 chiếc điện thoại có tổng trị giá 36 triệu đồng.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.