Multimedia Đọc Báo in

Hoàn cảnh khó khăn bị tai nạn cần được giúp đỡ

08:20, 15/06/2022

Mồ côi bố từ nhỏ, mẹ bỏ đi không về, từ năm 9 tuổi, Trần Văn Long (SN 2002) cùng người chị gái sống cảnh côi cút, nghèo khó bữa đói bữa no trong căn nhà nhỏ ở cuối thôn 10, xã Ea Drông (thị xã Buôn Hồ).

Không cha, không mẹ nên hai chị em Long phải nghỉ học sớm tìm việc làm kiếm tiền trang trải cuộc sống hằng ngày.

Chị gái Long đi làm công nhân ở tỉnh Bình Dương, còn Long làm phụ hồ ở địa phương. Cuộc sống đang dần tạm ổn thì vào ngày 1/6 vừa qua, trên đường đi làm về Long bị tai nạn giao thông đa chấn thương được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu. Hậu quả là Long bị nứt sọ não bên trái, tụ máu não bên phải, gãy chân trái...

Do không có bảo hiểm y tế nên cần phải nộp khá nhiều tiền viện phí; họ hàng, người thân vay mượn khắp nơi được hơn chục triệu đồng để đóng viện phí ban đầu. Nghe tin Long bị tai nạn, người chị gái Trần Thị Hà Vi bỏ công việc ở tỉnh Bình Dương để về Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên chăm sóc em.

Không có tiền bạc, không còn nơi vay mượn, muốn đưa Long đi các bệnh viện tuyến trên chữa trị nhưng chị Vi cũng đành bất lực vì không có kinh phí. Chị Vi tâm sự: “Gia đình không có tiền, không có tài sản gì giá trị, chứng kiến em đau đớn trên giường bệnh tôi thương lắm nhưng không biết làm gì”.

Em Trần Văn Long đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Hoàn cảnh đáng thương của Trần Văn Long rất cần sự chung tay giúp đỡ, chia sẻ từ các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm để em có kinh phí chữa trị.

Mọi sự ủng hộ xin gửi về: Trần Thị Hà Vi, địa chỉ thôn 10, xã Ea Drông (thị xã Buôn Hồ), số điện thoại 0877.028.842, số tài khoản 0877.028.842 Trần Thị Hà Vi tại Ngân hàng Quân đội; hoặc Quỹ Tấm lòng vàng Báo Đắk Lắk, số 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, số tài khoản: 115000061544 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.

Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.