Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Krông Ana lần thứ VI, năm 2023

15:18, 13/04/2023

Sáng 13/4, tại Trung tâm Truyền thông – Văn hoá - Thể thao huyện Krông Ana, UBND huyện Krông Ana tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số lần thứ VI, năm 2023.

Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Krông Ana lần thứ VI có sự tham gia của 236 nghệ nhân, diễn viên đến từ 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện gồm: xã Ea Na, Dray Sáp, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl và thị trấn Buôn Trấp.

Ban tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia Ngày hội.
Ban tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia Ngày hội.

Ngày hội diễn ra trong 2 ngày (13 và 14/4) với nhiều nội dung thi như: Diễn tấu nhạc cụ, dân ca, dân vũ; Rượu cần ngon; Người đẹp và trang phục truyền thống, cách tân; Nặn đồ gốm; Đẽo cây nêu; Dệt thổ cẩm; Đan gùi; Chế tác nhạc cụ; Ẩm thực truyền thống.

Phó Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Nguyễn Minh Đông phát biểu khai mạc Ngày hội.
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Nguyễn Minh Đông đánh trống khai mạc Ngày hội.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Nguyễn Minh Đông cho biết, Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần. Sau 2 năm bị hoãn do dịch COVID-19, Ngày hội là cơ hội để nghệ nhân xã, thị trấn tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm; nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Các đại biểu thực hiện nghi thức Khai hội rượu cần.
Các đại biểu thực hiện nghi thức Khai hội rượu cần.

Đồng chí cũng khẳng định, đây không chỉ là Ngày hội của nhân dân các dân tộc ở địa phương mà còn là dịp để tôn vinh, giữ gìn những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần thực hiện thành công Đề án bảo tồn, phát huy di sản không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại; đồng thời cũng là dịp để quảng bá văn hoá du lịch địa phương cũng như tiềm năng du lịch vốn có của Tây Nguyên.

Vân Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.