Multimedia Đọc Báo in

Giới thiệu cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Ea H’leo (1945 – 2020)” bằng định dạng sách điện tử

14:49, 15/05/2023

Huyện ủy Ea H’leo vừa giới thiệu cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Ea H’leo (1945 – 2020)” bằng định dạng sách điện tử (Ebook) lên tài khoản Google drive, các nền tảng mạng xã hội và link QR.

Việc phổ biến cuốn sách bằng hình thức Ebook là hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng, không chỉ với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện, mà còn đến với đông đảo bạn đọc trên mạng xã hội.

A
Bìa cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Ea H’leo (1945 – 2020)”.

Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Ea H’leo (1945 – 2020)” có 421 trang với kết cấu gồm: 7 chương, lời nhà xuất bản, lời giới thiệu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Trong đó, nội dung chính ở các chương đã ghi lại những chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng anh dũng, vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân huyện Ea H'leo trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ 1945-1975; quá trình Đảng bộ huyện Ea H’leo lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân các dân tộc xây dựng và phát triển mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; nêu bật những thành tựu to lớn, vẻ vang qua các thời kỳ cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương; kinh nghiệm, bài học lịch sử rút ra trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện qua các giai đoạn…

A
Mã QR của cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Ea H’leo (1945 – 2020)”

Cuốn sách là nguồn tư liệu lịch sử, kinh nghiệm quý báu góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đây cũng là hoạt động nhằm chuẩn bị cho Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến "Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ huyện Ea H'leo, giai đoạn 1945 - 2020" do Huyện ủy Ea H’leo tổ chức, sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Nguyễn Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.