Multimedia Đọc Báo in

Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk: tọa đàm trực tuyến “Truyền lửa tình yêu, khơi nguồn sáng tạo”

10:42, 19/11/2021

Tối 18-11, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk đã tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến “Truyền lửa tình yêu, khơi nguồn sáng tạo”.

Do tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên chương trình tổ chức theo hình thức trực tuyến, điểm cầu chính là Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk, kết nối với 4 điểm cầu: TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), TP. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk). 

NSƯT Vũ Lân, Nhà văn Niê Thanh Mai trao đổi trong chương trình
Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân, nhà văn Niê Thanh Mai trao đổi trong chương trình.

Các khách mời tham gia chương trình tại điểm cầu chính có Nghệ sĩ ưu tú Vũ Lân, nghệ sĩ Dương Thanh Nga; tại các điểm cầu có: nhà văn Phan Mai Hương, nhà thơ Lê Thành Văn, nhà văn Lê Khôi Nguyên, nhạc sĩ Huỳnh Ngọc La Sơn,  nhà thơ Trần Phố… cùng các văn nghệ sĩ của Hội.

Trong không khí hân hoan kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1958 - 20-11-2021) các đại biểu khách mời đã có những chia sẻ, trao đổi về câu chuyện của những người vừa là văn nghệ sĩ vừa là giáo viên. Những tâm sự của các nhà giáo về niềm hạnh phúc với nghề “gieo chữ” và sự đam mê trong sáng tác văn học nghệ thuật, ở họ toát lên hai vẻ đẹp song hành, vẻ đẹp của nhà giáo và vẻ đẹp của người nghệ sĩ. Trên bục giảng, những nhà giáo ấy luôn đồng hành với học sinh qua từng trang sách để đưa các em đến bến bờ tri thức. Còn trong văn học nghệ thuật, những nghệ sĩ ấy sống trọn đam mê để tạo ra những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc.

Đặc biệt, các văn nghệ sĩ đã đem đến chương trình tọa đàm những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Chương trình được phát trực tiếp trên nền tảng Google meet và trang cá nhân của Hội.


Thúy An


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.