Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo về hoạt động phát triển du lịch cộng đồng

10:53, 23/12/2021

Ngày 22/12, tại UBND phường An Lạc (thị xã Buôn Hồ), Ban quản lý Dự án Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới - Tiểu dự án tỉnh Đắk Lắk (Ban quản lý Dự án Đắk Lắk) đã tổ chức hội thảo khởi động và tham vấn về hoạt động phát triển du lịch cộng đồng buôn Tring (phường An Lạc).

Tại hội thảo, các đại biểu đã được thông tin về hoạt động đào tạo du lịch cộng đồng như việc thành lập ban quản lý du lịch cộng đồng, xây dựng quy chế hoạt động và tập huấn cho ban quản lý du lịch cộng đồng; mô hình du lịch canh nông; mô hình du lịch gắn kết nghề thủ công truyền thống; du lịch gắn với lễ hội; đào tạo kỹ năng khai thác du lịch cho đội văn nghệ; hỗ trợ thiết lập website hoặc các trang mạng xã hội; khảo sát, xây dựng chương trình, tổ chức kết nối và hợp tác với các tổ chức kinh doanh ngoài tỉnh để quảng bá, giới thiệu mô hình du lịch cộng đồng…

Đại biểu tham dự hội thảo
Đại biểu tham dự hội thảo.

Dự án Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) triển khai tại 5 tỉnh gồm Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Bình Phước và Đắk Nông với 3 hợp phần: nâng cấp hạ tầng đường bộ; các kế hoạch khu vực tam giác phát triển Việt Nam nhằm xúc tiến thương mại và giao thông với việc tập trung vào tăng trưởng đồng đều; nâng cao năng lực thể chế và lập kế hoạch đầu tư, thiết kế thực hiện dự án và quản lý nguồn lực của khu vực tam giác phát triển Việt Nam...

Trong đợt này, Dự án sẽ tổ chức hội thảo và khảo sát hiện trường tại 3 buôn du lịch cộng đồng gồm: buôn Tring (phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ), buôn Ja (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông) và buôn Yang Lành (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn).

Thúy Hồng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.