Multimedia Đọc Báo in

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh 

13:21, 13/07/2022

Ngày 13/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, năm 2022.

Tham dự lớp có 145 học viên là cán bộ trực tiếp tham mưu công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở địa phương, cơ sở thuộc các Phòng Văn hoá – Thông tin các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh…

Các học viên tham gia lớp bồi dưỡng.

Trong 2 ngày, các học viên được nghe phổ biến các nội dung cơ bản liên quan đến quản lý Nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh thông qua các chuyên đề: Một số vấn đề về bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam; trình tự thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng hoặc được UBND cấp tỉnh quyết định bảo vệ; quy định về quản lý, bảo vệ diện tích rừng thuộc di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

Giảng viên phổ biến các chuyên đề cho học viên.

Trên địa bàn tỉnh đến nay có 41 di tích, gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt là Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột và Di tích lịch sử đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh; 17 di tích quốc gia và 22 di tích cấp tỉnh. 

Phong cảnh Di tích danh lam thắng cảnh thác Drai Nur.

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích được chính quyền và Nhân dân trên địa bàn tỉnh quan tâm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý di tích còn gặp nhiều khó khăn, do vậy việc nâng cao công tác quản lý Nhà nước về Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết. 

Thông qua lớp tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về công tác quản lý Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như phát huy các giá trị di tích trên địa bàn; đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Đề án 2615 của UBND tỉnh về Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mai Sao

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.