Multimedia Đọc Báo in

Tuyến đường điện không bảo đảm an toàn

09:08, 20/12/2021

Tuyến đường dây điện bắc qua bờ đập Phước Vân (xã Cư Mốt, huyện Ea H’leo) dài trên 200 m do 30 hộ dân thôn 5 tự góp kinh phí, thi công để kéo điện phục vụ tưới cây trồng kết hợp với thắp sáng cho một số hộ gia đình.

Đường điện do người dân tự mắc nên không bảo đảm an toàn, tiềm ẩn nguy cơ chập, cháy nổ rất lớn. Dây điện (có cả dây trần và dây bọc cách) được mắc chằng chịt như mạng nhện trên các trụ gỗ tạm bợ, chông chênh, trong đó có những trụ gỗ đã bị mối mọt.

Nguy hiểm hơn, ở phía cuối tuyến (đoạn gần tràn xả lũ đập Phước Vân), nhiều dây điện quấn thành cục để trên trụ; có chỗ thì dây điện lòng thòng, sà xuống gần sát mặt đường. Người đi xe máy hoặc đi bộ vào ban đêm, thậm chí vào ban ngày nếu không chú ý rất dễ vướng vào dây điện ngay trên đầu, rất nguy hiểm đến tính mạng, nhất là vào mùa mưa bão.

Đường dây điện mắc tạm bợ, xuống cấp, không bảo đảm an toàn trên bờ đập Phước Vân.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, một người dân ở thôn 5 (xã Cư Mốt) phản ánh: “Vì đường dây điện được chúng tôi tự kéo để phục tưới tiêu, sinh hoạt, sử dụng lâu năm nên không đảm bảo an toàn. Tại các buổi tiếp xúc cử tri của xã, của huyện, chúng tôi đã nhiều lần ý kiến mong muốn ngành điện, nhà nước bố trí kinh phí nâng cấp hệ thống điện lưới nông thôn để đảm bảo an toàn, nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư”.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng của huyện, chính quyền địa phương cần sớm có phương án nâng cấp đường điện nói trên nhằm cung cấp điện ổn định và bảo đảm an toàn cho người dân.

Ngọc Tài


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.