Multimedia Đọc Báo in

Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk

18:36, 27/11/2022

Sáng 27/11, Trường Đại học Đông Á đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk; Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk; cùng đại diện lãnh đạo các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Các đại biểu tham dự buổi lễ
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Trường Đại học Đông Á được thành lập năm 2009. Sau 13 năm hoạt động, Trường đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục cả nước khi kết nối, đào tạo được 36 ngành nghề, đáp ứng căn bản nhu cầu của người học; hàng trăm sinh viên tốt nghiệp đã và đang làm việc tại nước ngoài...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc trao Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại tỉnh Đắk Lắk
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc trao Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại tỉnh Đắk Lắk.

Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định số 3186/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2022 của Bộ GD-ĐT. Việc thành lập phân hiệu nhằm góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk tọa lạc tại phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột. Phân hiệu hiện có 90 cán bộ quản lý, giảng viên (trong đó có 35 Tiến sĩ, 36 Thạc sĩ); 115 phòng học lý thuyết, 27 phòng thực hành chuyên môn, thư viện, hội trường lớn, khu thể thao đa năng... Giai đoạn 2022 – 2030, phân hiệu đào tạo 6 ngành gồm: Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Quản trị lữ hành, Công nghệ thực phẩm, Điều dưỡng, Công nghệ thông tin.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại buổi lễ
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà nhấn mạnh, Phân hiệu Trường Đại học Đông Á tại Đắk Lắk được thành lập đã mang đến cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp cho người dân Đắk Lắk; đem đến những cơ hội hợp tác giữa Hợp tác xã, nông dân, doanh nghiệp, các đơn vị nghiên cứu với nhà trường...

Đồng chí Nguyễn Tuấn Hà cũng đề nghị nhà trường hỗ trợ tỉnh trong hoạt động tư vấn - phản biện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng và công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ đào tạo cho hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Tỉnh sẽ luôn đồng hành cùng nhà trường để hoàn thành mục tiêu đề ra, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Dịp này, các doanh nghiệp và đơn vị đối tác trên địa bàn tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác về đào tạo, nghiên cứu, tuyển dụng sinh viên sau khi ra trường; Quỹ học bổng Hoa Anh Đào, Trường Đại học Đông Á trao 14 suất học bổng khuyến học cho các học sinh trường THPT Tây Nguyên với tổng trị giá hơn 50 triệu đồng.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.