Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường đối thoại, giải quyết các kiến nghị, đề xuất chính đáng của thanh niên

18:13, 13/09/2023

Chiều 13/9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị giám sát của Trung ương Đoàn về việc triển khai, thực hiện Luật Thanh niên năm 2020 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 tại tỉnh. 

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh đồng chủ trì hội nghị.

Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, Đắk Lắk hiện có khoảng 460.200 thanh niên trong độ tuổi từ 16 - 30 (chiếm 24% dân số toàn tỉnh), trong đó thanh niên ở khu vực nông thôn có trên 313.280 người, khu vực đô thị có trên 67.590 người; thanh niên dân tộc thiểu số khoảng 116.095 người.

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô
Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương đánh giá việc triển khai Luật Thanh niên 2020 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 tại Đắk Lắk.

Thời gian qua Luật Thanh niên 2020 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 được UBND tỉnh triển khai tích cực; phát huy thế mạnh của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 2021 đến nay, các đơn vị đã phối hợp giải quyết việc làm cho gần 87.000 người, trong đó lực lượng thanh niên chiếm 70%; hỗ trợ trên 10.200 thanh niên vay vốn tạo việc làm. 

Phó chủ tịch UBND tỉnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh phát biểu tại hội nghị.

Toàn tỉnh có 414.485 thanh niên được tuyên truyền, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật; có 80% thanh niên được cung cấp thông tin và tiếp cận dịch vụ thân thiện về tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản; 100% thanh niên đô thị, 80% thanh niên nông thôn, 70% thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng; 15% thanh niên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

jbhb
Thành viên Đoàn Giám sát và phản biện xã hội nêu ý kiến tại hội nghị.

Tại buổi làm việc, thành viên đoàn công tác đã trao đổi, góp ý các giải pháp của tỉnh trong việc thực hiện Luật Thanh niên và Chiến lựơc phát triển thanh niên như: Công tác phối hợp của UBND tỉnh, các sở, ngành với Đoàn thanh niên; vai trò của chính quyền các cấp với công tác thanh niên; vấn đề đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho thanh niên sau thực hiện nghĩa vụ quân sự; tiềm năng lợi thế riêng có của thanh niên; bố trí kinh phí, nguồn lực cho công tác thanh niên; quan tâm lao động việc làm và khởi nghiệp cho thanh niên…

Trao đổi tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh đã giải đáp một số nội dung đề xuất của đoàn công tác, đồng thời trao đổi những bất cập còn đang tồn tại trong tỉnh với mong muốn sẽ có thêm các cơ chế phù hợp để triển khai, thực hiện Luật Thanh niên năm 2020 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 tại địa phương.

Bí thư Tỉnh Đoàn H Giang Niê
Bí thư Tỉnh Đoàn H Giang Niê giải đáp một số nội dung đề xuất của đoàn công tác liên quan đến công tác thanh niên.

Kết luận hội nghị, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương ghi nhận, đánh giá cao việc triển khai, thực hiện Luật Thanh niên năm 2020 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời đề nghị cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên, về sự đóng góp của thanh niên đối với sự phát triển của tỉnh; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể của tỉnh, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc tổ chức thực hiện Luật, Chiến lược, Chương trình phát triển thanh niên tỉnh và các chính sách, pháp luật liên quan; tăng cường đối thoại với thanh niên, giải quyết các kiến nghị, đề xuất chính đáng; phát huy vai trò tiên phong, chủ lực của thanh niên trong chuyển đổi số, ứng dụng vào thực tiễn công tác quản lý, điều hành và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ từ thanh niên, nhất là thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số…

Vân Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.