Multimedia Đọc Báo in

Bệnh tự kỷ ở trẻ và cách phòng ngừa

09:23, 15/02/2012
Bệnh tự kỷ là một bệnh rối loạn về tương tác xã hội, rối loạn về giao tiếp và có hành vi lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, trí tuệ, ngôn ngữ… của trẻ. Trẻ em mắc tự kỷ nếu không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 
 
Cùng với sự phát triển của xã hội thì sự gia tăng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng nhiều, nhất là ở các thành phố lớn. Trong khi đó, đa số người lớn chưa nhận thức đúng đắn về tác hại của căn bệnh này nên chưa có những tác động sớm giúp phát hiện và điều trị kịp thời trẻ tự kỷ, dẫn đến tình trạng bệnh ngày một trầm trọng thêm. 
 
Thực chất, những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ đều rất sợ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhất là những người xung quanh. Các cháu chỉ muốn thu mình trong một không gian nhất định và chỉ thích chơi một loại đồ chơi. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh này như: Mẹ bị sốt khi mang thai, ngộ độc thai nghén, tai biến khi sinh nở gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não… Nhiều gia đình không hề biết rằng, việc giữ con em mình quá cẩn thận, không cho ra ngoài cũng có thể làm cho con em mình dễ mắc bệnh. Trẻ mắc bệnh tự kỷ đa phần con nhà khá giả, bố mẹ bận rộn với công việc nên tách trẻ ra khỏi mẹ quá sớm, khiến trẻ rơi vào tình trạng hụt hẫng cô lập, thiếu sự giao tiếp tình cảm. Bệnh tự kỷ không thể chữa khỏi, nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, trẻ có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Trên thế giới đã có nhiều trường hợp mắc bệnh này được điều trị và giáo dục đúng hướng đã trở thành tài năng...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Do đó, cha mẹ nên  chú ý để có thể phát hiện bệnh tự kỷ khi trẻ ở những tháng đầu sau sinh thông qua những biểu hiện như: đối với những trẻ bình thường chúng có thể nghe và ngửi được mùi của mẹ, khi được ôm ấp vào lòng chúng sẽ có biểu hiện khoan khoái dễ chịu, trẻ tự kỷ thì không tiếp nhận được bằng các giác quan. Thường thì khoảng 3 tháng trẻ bình thường có thể ngóc đầu lên được nhưng trẻ tự kỷ thì không thể làm như vậy, khi bồng bế cơ thể như đờ ra. Lúc 6 tháng tuổi trẻ tự kỷ có biểu hiện quá ngoan hoặc quá hung hăng, không cười, nhìn xa xôi, không bám lấy mẹ, không biết cách ôm ấp lại mẹ, không biết phát âm những tiếng đơn giản như a, à, ba, cha… Trẻ bình thường ở độ tuổi này rất thích đồ chơi nhưng trẻ tự kỷ lại không chú ý đến. Khi được 1 tuổi trẻ tự kỷ vẫn không tiếp xúc bằng mắt, không biết bắt chước, thờ ơ với tiếng động. Lên 2 tuổi trẻ có những vận động bất thường như đi bằng đầu ngón chân, ngồi hay lắc người, vặn xoắn tay chân… Ngôn ngữ lặp lại, tiếp xúc kém, tình cảm nghèo nàn, vệ sinh chưa tự chủ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường chậm nói (2- 3 tuổi vẫn chưa biết nói), hay nói lặp lại, cách hiểu đơn giản, thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác, không bao giờ nhìn thẳng vào người đối diện. Những trẻ này thường say mê một vật gì đó quá đáng, lúc nào cũng giữ và ôm khư khư trong tay. Chúng rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn. Trẻ tự kỷ có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, giỏi học vẹt, hình thức bề ngoài có vẻ linh hoạt, thông minh khác hẳn với các trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tình trạng này có thể phát hiện sớm nếu cha mẹ thường xuyên chú ý đến trẻ.
 
Phòng bệnh tự kỷ cho trẻ: 
 
Theo một số nghiên cứu, hầu hết nhóm trẻ mắc bệnh tự kỷ thường mắc cả các chứng bệnh về tiêu hóa như Hội chứng ruột rò rỉ, khó tiêu, bệnh tiêu chảy… Tóm lại, các triệu chứng này thường liên quan đến độc tố tích tụ trong cơ thể. Vì vậy, để giảm bệnh tự kỷ cho trẻ thì ngay từ khi chuẩn bị mang thai, người mẹ và cả người bố cũng nên ăn uống khoa học. Có 2 cơ chế người mẹ có thể tích độc là gián tiếp qua môi trường và trực tiếp qua ăn uống. Để giảm độc, phụ nữ nên quan tâm đến lối sống, cách sử dụng dược mỹ phẩm, đồ ăn. Ví dụ như dùng mỹ phẩm sạch, sử dụng vitamin tổng hợp khi mang thai, thực phẩm tăng cường chất béo omega-3, tuy nhiên không ăn quá nhiều cá biển vì có chứa thủy ngân, thủ phạm tăng bệnh tự kỷ. Sử dụng đồ uống bảo đảm vệ sinh, tránh dùng bia rượu, chất kích thích, hút thuốc lá, không nên tiêm phòng cúm và các chủng ngừa khác trước 1 năm khi thụ thai, tránh tiếp xúc nguồn bức xạ, từ trường điện phát ra từ các vật dụng gia đình như máy tính, máy sao chụp… Kiểm tra sức khỏe thần kinh, hệ miễn dịch, hệ chuyển hóa, tuyến giáp… trước khi quyết định thụ thai. Về ăn uống, tăng cường ăn rau xanh, trái cây hằng ngày. 
 
Trong giai đoạn mang thai: người mẹ nên áp dụng lối sống vận động, tránh tiếp xúc thủy ngân và các nguồn kim loại nặng khác. Thực đơn giàu các loại vitamin và khoáng chất giúp cơ thể mẹ khỏe, con khỏe. Để tránh tích độc cho cả hai thì người mẹ không nên dùng các loại thuốc kháng sinh khi bị ốm. Trường hợp mang thai bị ốm thì nên áp dụng giải pháp nghỉ ngơi, tăng cường vitamin C. Để giảm thiểu đau ốm, nên ăn uống cân bằng, khoa học và đủ chất. Tăng cường dùng vitamin tổng hợp, kể cả canxi và axit folic. Nên tận dụng tối đa nguồn vitamin D từ ánh nắng, nếu thử test cơ thể thiếu hụt vitamin D thì nên tư vấn, bổ sung. Như trên đã đề cập, việc tiêm phòng vắcxin trước khi mang thai là không nên bởi trong vắcxin có chứa hợp chất bảo quản có tên là Thiromesal mà người ta tình nghi là thủ phạm gây bệnh tự kỷ vì nó là một thành phần của thủy ngân. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng các bà mẹ cần sớm tìm hiểu, học hỏi cách chơi và giao tiếp với con. Thai nhi 6 tháng đã có năng lực nhìn, nghe, vì vậy sau khi siêu âm xác định trai hay gái, bố mẹ nên đặt tên để gọi tên và nói chuyện với con trong thời gian này. 
 
Giai đoạn sau khi sinh: Để tăng cường tình mẫu tử và giảm bệnh sau khi sinh, người mẹ nên dành càng nhiều thời gian cho đứa trẻ càng tốt. Sau khi trẻ ra đời, cha mẹ nên tìm cách chơi, trò chuyện với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực. Tâm sự, nựng trẻ mới sinh có tác dụng tâm lý to lớn, tiếp đến là việc nuôi con bằng sữa mẹ càng sớm, càng lâu càng tuyệt vời (theo nghiên cứu thì nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi). Đây là cách tốt nhất để người mẹ truyền dưỡng chất cho trẻ khi mới chào đời. Thêm nữa, để mang lại lợi ích cao nhất về mặt sức khỏe, người mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống thông minh, đủ chất, ăn thực phẩm giàu protein, uống đủ nước, trung bình 6 – 8 cốc nước/ngày, tiếp tục bổ sung vitamin tổng hợp.
 
Khi mua vật dụng, đồ chơi cho trẻ con cần chú ý đến sản phẩm hữu cơ, không có chứa độc tố, nhất là những loại hóa chất có trong đồ vật gây bệnh chậm lớn, bệnh về thần kinh, tự kỷ. Việc tiêm phòng cho trẻ nhất thiết phải được sự tư vấn của bác sĩ, tránh tự ý tiêm phòng, kết hợp nhiều loại vắcxin với nhau và nên chú ý đến hợp chất Thiromesal như đã đề cập. Trường hợp trẻ mắc bệnh viêm gan B thì phải tiêm phòng cho trẻ ngay trong bệnh viện hoặc trong những tháng đầu đời. Dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ tự kỷ, vì vậy không nên cho trẻ ăn thức ăn dặm trước khi được 6 tháng tuổi. Trường hợp có tiền sử gia đình bị mắc bệnh dị ứng, kể cả người mẹ trong giai đoạn cho con bú thì nên tìm sự tư vấn của bác sĩ, tránh tự ý dùng, kể cả thuốc bổ, thuốc giảm đau như aspirin… 
 
Trần Lan
 

Ý kiến bạn đọc