Multimedia Đọc Báo in

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW: Tạo cơ hội cho phụ nữ tiến bộ và phát triển

13:23, 08/01/2018

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, TP. Buôn Ma Thuột đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện bình đẳng giới; vị trí, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định.

Đồng chí Y Thanh Hà Niê Kdăm, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột cho biết, để triển khai thực hiện Nghị quyết số 11, Ban Thường vụ Thành ủy đã xây dựng Kế hoạch số 23-KH/TU, ngày 8-10-2007 về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình số 15-CTr/TU của Tỉnh ủy về “Công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đồng thời tổ chức quán triệt đến các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Qua triển khai thực hiện Nghị quyết số 11, nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trên địa bàn thành phố về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng được nâng cao. Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ được chú trọng, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào cấp ủy, HĐND, UBND, tham gia lãnh đạo quản lý các cơ quan, ban ngành, đoàn thể các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu. Chỉ tiêu thực hiện công tác bình đẳng giới trên các lĩnh vực được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm và đạt nhiều kết quả nổi bật.

Hội viên phụ nữ TP. Buôn Ma Thuột trao đổi kinh nghiệm phát triển công tác Hội.
Hội viên phụ nữ TP. Buôn Ma Thuột trao đổi kinh nghiệm phát triển công tác Hội.

Theo Bí thư Đảng ủy phường Thống Nhất Đỗ Thị Kim Dũng, trong những năm qua, Đảng ủy phường luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 11 của Trung ương cũng như các kế hoạch, chương trình của Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác phụ nữ, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ nữ. Bản thân đội ngũ cán bộ nữ cũng đã nhận thức rõ về vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình, chủ động tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo trong lao động, công tác. 

Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND TP. Buôn Ma Thuột chiếm 22,5%; cấp xã, phường chiếm 25,48%; tỷ lệ nữ lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của thành phố chiếm 24,2%; đảng viên nữ chiếm 39,73% tổng số đảng viên toàn Đảng bộ. 

Đồng chí Đỗ Thị Kim Dũng cho biết thêm, trong quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020, số lượng cán bộ nữ tham gia cấp uỷ của phường chiếm tỷ lệ 66,6%, trong đó các vị trí lãnh đạo chủ chốt như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND phường đều là cán bộ nữ. Ngoài ra, một số vị trí chức danh như: Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên phường đều do cán bộ nữ đảm nhiệm và đã phát huy được năng lực, vai trò trách nhiệm trong công việc được giao. 

Theo thống kê, giai đoạn 2011 - 2017 trên địa bàn thành phố có 62,6% nữ lao động được tham gia đào tạo nghề, đã giải quyết việc làm cho 46,3% lao động nữ; 100% phụ nữ nghèo làm chủ hộ được vay các nguồn vốn; giảm 3,5% tỷ lệ thất nghiệp nữ. Bên cạnh đó, các cấp Hội Phụ nữ cũng đã thành lập mới 21 mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" nhằm hỗ trợ cho những phụ nữ phát hiện bị bạo lực được tư vấn về pháp luật và sức khỏe. Các chính sách an sinh xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em ngày càng được quan tâm đầu tư.

Phụ nữ phường Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột tham gia làm vệ sinh bảo vệ môi trường.
Phụ nữ phường Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột tham gia làm vệ sinh bảo vệ môi trường.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết số 11 trong giai đoạn hiện nay, theo đồng chí Y Thanh Hà Niê Kdăm, các cấp ủy đảng cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ phụ nữ nòng cốt từ cơ sở, tổ chức đồng bộ, có hiệu quả các chính sách về bình đẳng giới, tạo cơ hội cho phụ nữ tiến bộ và phát triển. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP, ngày 16-7-2012 của Chính phủ về “Quy định trách nhiệm của bộ, ngành, UBND các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước”; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp hội, hội viên phụ nữ tham gia có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua tại địa phương; thực hiện chính sách phù hợp để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho phụ nữ và trẻ em…

Hồng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.