Multimedia Đọc Báo in

Đại hội Đảng bộ Cơ quan Thành ủy Buôn Ma Thuột lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025

16:54, 01/06/2020
Đảng bộ Cơ quan Thành ủy Buôn Ma Thuột vừa tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 – 2025. 
 
Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ Cơ quan Thành ủy đã nỗ lực triển khai thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Các chi bộ trực thuộc đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố; thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan. 
 
th
Đại biểu bỏ phiếu bầu cử tại đại hội. 
 
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm thường xuyên. Trong nhiệm kỳ, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 7 đảng viên mới. Công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo theo quy trình, chất lượng và hiệu quả được nâng lên.
 
Đại hội đã thảo luận, thông qua các chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ 2020 – 2025, đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là: Thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chủ động phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các hạn chế, khuyết điểm; tăng cường công tác dân vận...
 
th
Ban Chấp hành Đảng bộ Cơ quan Thành ủy Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ 2020 - 2025 ra mắt đại hội
 
Nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể, đổi mới phương pháp, phong cách làm việc, thường xuyên sâu sát cơ sở, bám địa bàn, tham mưu giải quyết công việc công minh, chính xác, kịp thời. Nâng cao chất lượng tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực công tác Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh...
 
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Cơ quan Thành ủy Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 9 đồng chí; đồng chí Nguyễn Thị Tường Loan, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy tiếp tục tái cử chức Bí thư Đảng ủy. 
 
Hồng Chuyên
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.