Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện một cơ sở tập trung hơn 100 người, không tuân thủ quy định phòng dịch COVID-19

11:28, 22/05/2021

Sáng 22-5, Đoàn kiểm tra liên ngành của phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột) đã phát hiện một cơ sở dạy thêm học thêm trên địa bàn tập trung đông người, vi phạm các quy định về phòng chống dịch COVID-19.

Cụ thể, lúc hơn 9 giờ sáng 22-5, Đoàn kiểm tra đã phát hiện cơ sở dạy thêm học thêm Trẻ Trâu, địa chỉ tại 75 Hùng Vương do ông Trần Xuân Hiệp làm chủ đang tập trung hơn 100 học sinh đến làm thủ tục đăng ký nhập học. Đồng thời, chủ cơ sở cũng không thực hiện việc đeo khẩu trang và thực hiện thông điệp 5K trong phòng chống dịch.

Đoàn kiểm tra
Đoàn kiểm tra liên ngành phường Tự An lập biên bản đối với những sai phạm của cơ sơ dạy thêm học thêm Trẻ Trâu.

Theo bác sĩ Lê Thị Hồng Thúy, Trưởng Trạm Y tế phường, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành của phường Tự An, ngay sau khi phát hiện cơ sở có các hành vi vi phạm các quy định về phòng chống dịch, Đoàn đã tiến hành lập biên bản xử lý theo quy định.

Khi lực lượng chức năng đến, nhiều học sinh đã được mời ra ngoài để giảm thiểu tập trung đông người
Khi lực lượng chức năng đến, nhiều học sinh đã tản ra ngoài cổng.

Trước đó, ngày 14-5, Đoàn kiểm tra liên ngành phường Tự An đã kiểm tra, phát hiện, lập biên bản vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh dịch vụ bóng đá vi phạm quy định phòng chống dịch; UBND TP. Buôn Ma Thuột đã có quyết định xử phạt chủ cơ sở 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của cơ sở này. Đồng thời, Đoàn kiểm tra liên ngành phường Tự An cũng đã đi kiểm tra, tuyên truyền, vận động gần 70 cơ sở kinh doanh, nhà hàng trên địa bàn ký cam kết thực hiện quy định phòng chống COVID-19.

Kim Hoàng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.