Multimedia Đọc Báo in

Mười món ăn trị bệnh đau dạ dày

23:40, 10/11/2012

Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp ở những người trưởng thành. Ngày nay do điều kiện sống và công việc ảnh hưởng nhiều đến bộ máy tiêu hóa thức ăn, mà đặc biệt nhất là dạ dày. Lao động nặng nhọc, căng thẳng, ăn uống thất thường, sử dụng hóa chất trong sinh hoạt, dùng nhiều chất kích thích rượu, bia, thuốc lá… Là những nguyên nhân làm cho bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến hơn. Điều trị bệnh đau dạ dày có thể bằng nhiều biện pháp như: Tây y, Đông y, và bằng thức ăn. Sau đây xin giới thiệu 10 bài thuốc món ăn hiệu quả trong phòng và chữa trị bệnh đau dạ dày thông qua các loại thực phẩm dễ tìm.

1. Cháo Hồ tiêu: Trị đau dạ dày, tỳ lạnh, bụng lạnh đau, nôn mửa, sôi bụng, nấc cụt, đầy bụng do lạnh, bổ dương khí.

Cách làm: Hồ tiêu 3g nghiền nhỏ, thêm 50g gạo tẻ, 8g hành, 8g táo; nấu cháo ăn hàng ngày.

Lưu ý: Chứng âm hư hỏa vượng, viêm tá tràng, nhiệt chứng cấm dùng

1. Nhộng tằm: Bổ khí, trị sa dạ dày.

2. Dùng rượu trắng sao vàng 100g nhộng tằm, rồi nghiền thành bột. Uống mỗi ngày 2 lần, 1 lần 20g.

3. Dạ dày heo: Bổ khí huyết, mạnh tỳ vị, trị tiêu hóa kém, thiếu máu, sa dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Cách làm: Dùng 60g dạ dày heo rửa sạch, cắt nhỏ, dùng nước ngâm 60g Đảng sâm, 60g Hoàng kỳ trong 10 phút. Các thứ cho vào tô chưng cách thủy 1 giờ, lọc bỏ bã. Dùng mỗi ngày 1 tễ, ăn thịt, uống nước.

4. Gà (dùng loại dưới 1kg): Bổ khí huyết, tăng sức khỏe, trị dạ dày lạnh đau, sa dạ dày.

Can khương 4g; Đinh hương 4g; Sa nhân 4g; Gà 1 con. Gà làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi, thêm nước, thuốc vào hầm chín. Dùng 2 ngày 1 con, ăn thịt, uống nước thuốc.

5. Hoàng kỳ nấu dạ dày bò: Tác dụng mạnh Tỳ Vị, tăng tiêu hóa, bổ khí huyết, trị suy nhược cơ thể, ăn uống kém, sa dạ dày, dạ dày đau yếu.

Cách làm: Dạ dày bò 50g; Hoàng kỳ 60g. Rửa sạch dạ dày, cắt nhỏ, Hoàng kỳ bọc vào túi vải, cho tất cả cho vào nồi, thêm nước đun chín nhừ. Dùng mỗi ngày một tễ, ăn thịt, uống nước thuốc.

6. Lươn hầm Tỏi: Đại bổ khí huyết, trị suy nhược cơ thể, dạ dày trên đau, sa dạ dày. 

Lươn 50g; Tỏi 6g; rượu vừa đủ. Lươn làm sạch, thêm tỏi, cho vào nồi hầm chín, sau cùng thêm rượu là được. Dùng mỗi ngày 1 tễ, ăn thịt, uống nước.

7. Thịt nạc nấu Quyền bá: Bồi bổ cơ thể, trị thiếu máu, đau dạ dày, viêm nhọt lở dạ dày. Quyền bá 20g, thịt nạc 30g nấu chín, uống nước ăn thịt mỗi ngày dùng 1 tễ.

8. Cháo Sơn dương: Đại bổ khí huyết, mạnh Tỳ Vị, trị đau dạ dày, suy nhược cơ thể. Hoài sơn 150g nghiền nhỏ cùng 100g gạo tẻ, thịt dê 100g nấu thành cháo, thêm gừng, muối, bột ngọt vừa ăn.

9. Cháo sơn dược: Bổ khí huyết, mạnh Tỳ Vị, trị ăn ít, đau dạ dày mãn tính. Sơn dược 100g, rửa sạch, bóc vỏ, cắt nhỏ; 100g gạo tẻ đãi sạch nấu chung thành cháo, thêm đường đun sôi hòa tan, ăn hàng ngày.

10. Cháo lương khương: Ấm Tỳ Vị, giảm đau, trị đau dạ dày do hàn tà xâm nhập, nôn mửa do lạnh. Riềng 15g nghiền nhỏ thêm nước lọc bỏ bã, cùng 50g gạo tẻ nấu cháo ăn hàng ngày.

 Trần Lan (Trung tâm TTGDSK)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.