Multimedia Đọc Báo in

Câu chuyện kinh doanh:

Cái tâm người bán hàng

07:42, 21/07/2013

Thực tế từ cuộc sống cho thấy, ngày nay có nhiều người chỉ vì lợi ích trước mắt của cá nhân mà quên hẳn đi lương tâm nghề nghiệp, không những gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người chung quanh, mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Cụ thể như trong lĩnh vực buôn bán thực phẩm, phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người. Chỉ vì lợi ích trước mắt là thu được nhiều lợi nhuận nên nhiều người bán hàng tìm đủ mọi thủ đoạn để qua mặt ngành chức năng, lừa gạt người tiêu dùng mà không nghĩ đến hậu quả. Đơn cử như trường hợp của những chiếc xe tải chở hàng nhập lậu, chở chục tấn chân gà, lòng gà… đã bốc mùi hôi đem tìm nơi tiêu thụ và đã nhiều lần bị ngành chức năng bắt giữ mà báo chí đã từng phản ánh trong thời gian qua. 

Nhìn chung, những người bán hàng thiếu cái tâm đó đều có chung một suy nghĩ là bán được hàng của mình và thu được lợi nhuận cao, còn đối với những người mua thì mặc kệ, miễn sao họ không phải là người thân của mình là được. Vì lẽ đó mà không ít người bán hàng tìm mọi cách để lừa người mua. Và đã có biết bao nhiêu người là nạn nhân của những hành động “vô tâm” của những người bán hàng kiểu này.

Mặc dù biết rằng kiếm tiền là mục đích chính của những người buôn bán, nhưng để đồng tiền kiếm được thật sự có ý nghĩa và giá trị thì đòi hỏi người bán phải luôn đề cao cái tâm trong bán hàng. Người có cái tâm bán hàng, trước tiên phải là người biết nghĩ cho người khác và nghĩ đến hậu quả từ những món hàng của mình được tiêu thụ trong thị trường (cả về con người lẫn môi trường), đặc biệt là những mặc hàng thực phẩm. Đó là người biết đặt mình vào vị trí của những người đi mua hàng để thấu hiểu được sự mong muốn lớn nhất của họ khi đến mua hàng.

Kế đến, tuyệt đối không vì lợi ích mà kinh doanh, buôn bán những loại hàng quá hạn, những loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Cần phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý thích hợp những loại hàng kém chất lượng mà mình sở hữu

Bên cạnh đó, cần luôn giữ gìn nhân cách của người bán hàng. Luôn trung thực, không gian lận trong khi bán. Lúc nào cũng phải xem trọng khách hàng của mình, đặt khách hàng lên hàng đầu (dù khách hàng là người mới hay cũ) theo phương châm của người buôn bán “khách hàng là thượng đế”. Nên nghĩ kiếm lời phải từ những việc chính đánh, được pháp luật công nhận.

Một khi cái tâm của người bán hàng được chủ động đề cao thì niềm tin và uy tín của người bán đối với khách hàng càng được phát huy. Từ đó hoạt động buôn bán được duy trì, đặc biệt tham gia tốt vào việc bảo vệ môi trường.

Nguyễn Văn Dô


Ý kiến bạn đọc


Xem thêm

Vườn trong phố
21:42, 13/07/2013
Trả ơn
21:41, 13/07/2013
Hàng xóm
21:38, 13/07/2013