Multimedia Đọc Báo in

Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng chính quyền số và chuyển đổi số

21:02, 20/09/2021

Chiều 20-9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk (Dak Lak IOC).

Theo báo cáo của Dak Lak IOC, sau gần 1 năm thành lập, Dak Lak IOC đang từng bước hoan thiện về hạ tầng, trong đó đã hoàn thành lắp đặt hệ thống camera giám sát, wifi, 27 màn hình tại phòng giám sát, 9 màn hình tại phòng điều hành (chạy thử nghiệm các dịch vụ vào ngày 1-7-2021).

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung phát biểu tại buổi làm việc với Dak Lak IOC
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Dak Lak IOC.

Từ 1-9-2021, Dak Lak IOC đã triển khai chính thức 5 dịch vụ đô thị thông minh, gồm các ứng dụng: giám sát dịch vụ công trực tuyến; giám sát điều hành kinh tế - xã hội; phản ánh hiện trường; giám sát camera an ninh trật tự và điều hành giao thông; giám sát an toàn thông tin. Các ứng dụng này đã góp phần hỗ trợ lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban ngành và UBND cấp huyện trong việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi chi tiết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giám sát an ninh trật tự đô thị và điều hành giao thông; tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người dân đến hệ thống; giám sát hồ sơ thủ tục hành chính, xử lý hồ sơ (trong hạn và quá hạn)…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại buổi làm việc với Dak Lak IOC
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu tại buổi làm việc với Dak Lak IOC.

Ngoài việc chú trọng thực hiện quản trị tốt trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh, Dak Lak IOC bám sát kế hoạch và triển khai chuyển đổi số của tỉnh đang mở rộng thêm dịch vụ đô thị thông minh ở nhiều lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng, môi trường… để cung cấp cho người dân và doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Dak Lak IOC. Đồng thời yêu cầu đơn vị tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 2-4-2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Ủy viên
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung thăm và tìm hiểu hoạt động của Dak Lak IOC

Trong đó, tập trung vào định hướng quan trọng của xây dựng đô thị thông minh là lấy người dân làm trung tâm đô thị, nâng cao chất lượng sống và môi trường làm việc của người dân, phục vụ tốt và tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình giám sát, quản lý và xây dựng đô thị. Từ đó, giúp chính quyền nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Qua đó, đóng góp vào sự phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh.

Ủy viên
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung cùng Đoàn công tác thăm Công ty Cổ phần Misa - Chi nhánh khu vực Tây Nguyên.

Chiều cùng ngày, Đoàn công tác cũng đã đến thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần Misa – Chi nhánh khu vực Tây Nguyên.

Đây là doanh nghiệp có nền tảng, phần mềm và dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất trong nước. Chính vì vậy, đồng chí Nguyễn Đình Trung mong muốn doanh nghiệp tiếp tục đồng hành với chính quyền địa phương trong chiến lược chuyển đổi số của tỉnh trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, khởi nghiệp; hợp tác xã; doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung, Đắk Lắk là thị trường lớn và tiềm năng để các công ty phần mềm cung ứng các sản phẩm. Dịch COVID-19 tạo ra nhiều thách thức, nhưng cũng mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp phần mềm trong việc nghiên cứu cho ra các phần mềm giao dịch trực tuyến, phục vụ cho sự phát triển của xã hội.

Lê Hương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.