Multimedia Đọc Báo in

Lực lượng vũ trang TP. Buôn Ma Thuột:

Đẩy mạnh công tác dân tộc trong tình hình mới

15:42, 19/04/2022

Chiều 18/4, Đảng ủy Quân sự TP. Buôn Ma Thuột tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 572-CT/QUTW, ngày 05/10/2012 của Thường vụ Quân uỷ Trung ương về Quân đội thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới (2012 - 2022).

Thực hiện Chỉ thị số 572 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, 10 năm qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể địa phương làm tốt công tác công tác dân tộc; tham gia hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện, nhất là các buôn đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng trọng điểm.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang thành phố tích cực tham gia xây dựng tiềm lực chính trị ở cơ sở; thường xuyên củng cố, kiện toàn hệ thống chiến sĩ dân vận tại các Ban CHQS xã, phường; đến nay 100% đơn vị thuộc quyền đều có cấp ủy viên phụ trách công tác dân vận có năng lực, nắm chắc tình hình an ninh chính trị tại địa bàn.

Hằng năm, theo Kế hoạch của Bộ CHQS tỉnh giao, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố tổ chức phối hợp với các đơn vị trong Cụm dân vận thực hiện công tác dân vận ở các xã đặc biệt khó khăn Yang Mao và Yang Reh (huyện Krông Bông); nhân rộng mô hình “Giảm một hộ nghèo” đến các đầu mối Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường trên địa bàn thành phố.

Trong những năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) thành phố đã tham gia 3.547 ngày công xây dựng 254,2 km đường giao thông nông thôn; tặng vật nuôi có tổng trị giá hơn 105 triệu đồng; xây dựng 3 nhà tình nghĩa với tổng số tiền 180 triệu đồng. Trong nhiệm vụ phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, LLVT thành phố luôn là lực lượng nòng cốt, kịp thời, xử lý có hiệu quả các tình huống; đặc biệt là phòng chống dịch COVID-19...

Quỳnh Anh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.