Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới

14:09, 21/09/2022

Sáng 21/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn chủ trì hội nghị.

gdfgf
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn phát biểu tại hội nghị.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW và Chương trình số 24-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Lắk về thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, các cấp ủy, chính quyền đã có sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ năm 2008 đến nay, tỉnh bố trí trên 110 tỷ đồng từ ngân sách địa phương cho nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ. Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chính sách và chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí thức và thu hút nhân tài trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh đã đào tạo được 22 chuyên gia đầu ngành cho các lĩnh vực; tuyển dụng 1.077 công chức và 10.252 viên chức.

gdgdf
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tỉnh đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, chăm lo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ trí thức là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hội trí thức và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh; chú trọng xem xét, lựa chọn những trí thức có năng lực, trình độ để đưa vào quy hoạch cấp ủy các cấp, đẩy mạnh việc phát triển đảng viên trong đội ngũ trí thức.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu ứng dụng sáng tạo của trí thức được tăng cường với tổng kinh phí trong giai đoạn 2011 - 2021 khoảng 90 tỷ đồng. Kinh phí dành cho hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ tăng 10% hàng năm.

Đến nay, đội ngũ trí thức toàn tỉnh có hơn 46.000 người, đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và địa phương.

fhgh
Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên báo cáo tham luận tại hội nghị.

Qua 15 năm thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW, nhận thức của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, đại đa số cán bộ, đảng viên đối với công tác tuyên truyền miệng ngày càng được nâng cao. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ động ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức các hội nghị trực tuyến, xây dựng hệ thống email công vụ, tài liệu cung cấp cho các báo cáo viên được tổng hợp từ nhiều nguồn chính thống. Đội ngũ báo cáo viên đã quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

Trong 15 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức được trên 1.000 kỳ hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh lồng ghép với hội nghị báo cáo viên Trung ương và cấp huyện, các hội nghị thông tin thời sự cho cán bộ hưu trí… Hiện nay, toàn tỉnh có 6 báo cáo viên Trung ương, 50 báo cáo viên Tỉnh ủy, 486 báo cáo viên cấp tỉnh và tương đương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn tặng Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27.

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã trở thành lực lượng chủ đạo trong việc cung cấp thông tin của Đảng bộ và ngày càng có đóng góp tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác tư tưởng, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng trước các luận điểm sai trái và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Tại hội nghị, các đơn vị, địa phương đã tham luận, chia sẻ kinh nghiệm, tập trung vào các nội dung: vai trò của cấp ủy, chính quyền trong việc phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức; công tác vận động, tập hợp, đoàn kết, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức trong tham mưu, tư vấn, phản biện, góp ý vào những quyết sách, đề án lớn của tỉnh; đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong vùng đồng bào có đạo…

gdfgfg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn tặng Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể tiếp tục triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức và công tác tuyên truyền miệng; chú trọng quy hoạch và đào tạo đội ngũ trí thức phù hợp với vị trí việc làm và nhu cầu của ngành, địa phương; có cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút người có tài, có đức, nhất là các chuyên gia đầu ngành, trí thức trẻ tài năng, khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám”, “lãng phí chất xám”.

gdfgf
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn tặng Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 17.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh cần tiếp tục quan tâm bố trí ngân sách phù hợp, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên theo phương châm hướng về cơ sở, thực hiện thông tin hai chiều, tăng cường đối thoại, giải đáp những vấn đề nổi cộm, bức xúc của nhân dân.

Cấp ủy các cấp, các báo cáo viên, tuyên truyền viên cần quan tâm đến yếu tố đặc thù, tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền miệng, nhất là ở vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào theo đạo.

gdgdfg
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Đình Hoan trao Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 17.

Nhân dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen cho 8 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27; tặng Bằng khen cho 18 tập thể và 18 cá nhân có có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết số 17.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.