Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

15:54, 28/02/2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chương trình số 53-CTr/TU, ngày 27/2/2024 nhằm thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh.

Chương trình đặt ra mục tiêu là triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTKCLP) trong các lĩnh vực và đưa công tác này trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương, góp phần huy động nguồn lực, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, vai trò quản lý của nhà nước, sự phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương về THTKCLP.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của tỉnh năm 2023. Ảnh minh họa.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của tỉnh năm 2023. Ảnh minh họa.

Chương trình đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế - xã hội cho phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân...

Chương trình cũng giao nhiệm vụ cho các đảng đoàn, ban cán sự đảng của tỉnh, các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy nghiên cứu, quán triệt Chương trình này đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên; cụ thể hóa và ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả; thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện…

Chi tiết Chương trình số 53-CTr/TU, tại đây

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.