Multimedia Đọc Báo in

Thu nhập khá nhờ trồng bưởi da xanh ruột hồng

08:21, 15/09/2021

Năm 2015, trong một lần tham gia hội chợ cây trồng, chị Nguyễn Thị Thành ở tổ dân phố 13, thị trấn Phước An (huyện Krông Pắc) đã mua 30 cây bưởi da xanh về trồng thử nghiệm.

Để có kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc cây, chị Thành tích cực tham gia các buổi hội thảo, tham quan học hỏi các mô hình trồng bưởi trong và ngoài địa phương. Chị học cách chiết cành, nhân rộng quy mô lên hơn 100 cây, trong đó có 60 cây năm thứ hai. Theo tính toán của chị, bình quân mỗi cây cho 40 quả/năm, mỗi quả nặng trung bình 1,5 kg, giá bán từ 23.000 - 25.000 đồng/kg. Hiện nay, chỉ với 50 cây đang thời kỳ kinh doanh, sau khi trừ chi phí gia đình chị lãi 40 triệu đồng.

Chị Thành chăm sóc vườn bưởi da xanh.

Theo chị Thành chia sẻ, bưởi da xanh ruột hồng là loại cây dễ trồng, kháng bệnh tốt và thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương. Bưởi da xanh ruột hồng trồng đến năm thứ ba là cho quả bói, sau 7 - 8 tháng sẽ thu hoạch. Để trừ bệnh rệp sáp, nhện đỏ gây xoăn lá, sâu đục thân, người trồng cần phải thường xuyên thăm vườn, sử dụng túi ni lông bọc quả để lớp vỏ ngoài không bị thâm đen, ảnh hưởng đến giá cả khi xuất bán. Chị Thành không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà áp dụng biện pháp treo long não trên cây bưởi. Để bảo đảm tỷ lệ đậu trái cao đòi hỏi người trồng phải chăm bón kỹ từ lúc cây mới ra hoa, thường xuyên vun gốc bón phân, tỉa cành, tỉa trái, đảm bảo sức cho cây phát triển vào vụ sau.

Tận dụng những khoảng đất trống trong vườn bưởi, chị Thành còn luân phiên trồng các loại rau như: bắp sú, dưa leo, đậu cô ve, xà lách, bí… tùy theo nhu cầu của thị trường. Hiện nay, bình quân mỗi ngày chị xuất bán 30 kg rau xanh các loại, sau khi trừ chi phí đầu tư, có thêm thu nhập ổn định 200.000 - 300.000 đồng/ngày.

Đoàn Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.