Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện hơn 4.000 kg vải và quần, áo không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc

09:00, 18/11/2022

Sáng 18/11, Công an huyện Krông Búk cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 2 vụ vận chuyển vải may mặc và quần áo không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc từ Trạm Cảnh sát giao thông Krông Búk, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh).

Trước đó, tối 16/11 Tổ Cảnh sát giao thông thuộc Trạm Cảnh sát giao thông Krông Búk đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông tại Km 1722 + 300 đường Hồ Chí Minh (thuộc địa bàn thôn Kty 2, xã Cư Kpô (huyện Krông Búk), phát hiện xe ô tô tải biển số 47C-221.23 đang lưu thông theo hướng từ tỉnh Đắk Lắk đi tỉnh Gia Lai có nhiều biểu hiện nghi vấn nên đã ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra.

Qua kiểm tra phát hiện trên xe chở gần 4.000 kg vải may mặc. Tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện Nguyễn Thanh Hiền (SN 1993) ở xã Hòa Thuận, (TP. Buôn Ma Thuột) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số vải nói trên.

Lực lượng chức năng phát hiện xe vận tải chở
Lực lượng chức năng phát hiện xe vận tải chở gần 4.000 kg vải may mặc không chứng từ.

Cùng thời điểm trên, một Tổ Cảnh sát giao thông khác của Trạm Cảnh sát giao thông Krông Búk đang tuần tra lưu động trên tuyến đường Hồ Chí Minh cũng đã phát hiện 90kg quần áo trẻ em không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc được vận chuyển trên xe ô tô biển số 73A - 251.92, lưu thông theo hướng từ tỉnh Gia Lai về tỉnh Đắk Lắk.

Qua kiểm tra, lái xe xuất trình Giấy phép lái xe mang tên Lê Ngọc Sánh (SN 1984) ở xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).

Hiện cả 2 vụ việc trên đang được Công an huyện Krông Búk đấu tranh điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật.

Hà Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.