Multimedia Đọc Báo in

Khởi tranh Giải vô địch bóng chuyền trẻ quốc gia 2022

10:51, 08/08/2022

Đêm 7/8, tại Nhà thi đấu tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam tổ chức khai mạc Giải vô địch bóng chuyền trẻ quốc gia 2022.

Tham dự giải có hơn 300 vận động viên của 12 đội bóng nữ, gồm Đắk Lắk, Thái Nguyên, Binh chủng Thông tin, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hóa chất Đức Giang Hà Nội, Vietinbank, Hà Phú Thanh Hóa, Hải Dương, TP. Hồ Chí Minh, VTV Bình Điền Long An và 11 đội bóng nam, gồm: Trà Vinh, Biên Phòng, Thể Công, Hà Nội, Quảng Nam, Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh, Sanest Sanna Khánh Hòa, Bình Dương, Bến Tre và Long An.

Ban tổ chức trao Cờ lưu niệm, tặng các đội dự giải.
Ban tổ chức trao Cờ lưu niệm, tặng các đội dự giải.

Giải Vô địch bóng chuyền trẻ quốc gia được đưa vào hệ thống thi đấu chính thức từ năm 2008 nhằm đánh giá công tác đào tạo, xây dựng lực lượng vận động viên trẻ trong toàn quốc, qua đó tuyển chọn năng khiếu cho đội tuyển trẻ quốc gia tham dự các giải trẻ quốc tế, chuẩn bị lực lượng kế cận cho đội tuyển quốc gia cũng như xác nhận thứ hạng các đội và chỉ tiêu phong cấp vận động viên.

Ở nội dung nữ, chủ nhà Đắk Lắk rơi vào bảng đấu có sự góp mặt của nhà đương kim vô địch Binh chủng Thông tin. Tại giải này, đội bóng áo lính từng 5 lần lên ngôi hậu sẽ cho trình làng một lứa cầu thủ tài năng, có chiều cao lý tưởng, trong đó là các chủ công Phạm Quỳnh Hương, Phạm Thùy Trang, Ngô Thị Bích Huệ và phụ công Đỗ Hồng Linh đều cao từ 1,8m trở lên.

Một pha bóng của các cầu thủ áo đỏ chủ nhà Đắk Lắk gặp Thái Nguyên.
Một pha bóng của các cầu thủ áo đỏ chủ nhà Đắk Lắk gặp Thái Nguyên.

Ngay sau lễ khai mạc, đã diễn ra trận đấu giữa chủ nhà Đắk Lắk và Thái Nguyên với kết quả 3-0 nghiêng về đội Thái Nguyên. Trước đó, Binh chủng Thông tin dễ dàng vượt qua Hà Nội cũng với tỷ số 3-0.

Giải sẽ diễn ra từ nay đến hết ngày 20/8.

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.