Multimedia Đọc Báo in

Xã Ea Riêng (huyện M’Drắk) kết thúc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

15:44, 22/08/2021

Ngày 21-8, UBND huyện M’Drắk đã quyết định gỡ bỏ vùng cách ly y tế tại các cụm dân cư và dừng áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại xã Ea Riêng.

Theo đó, sau thời gian 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 (từ 20 giờ ngày 7-8-2021 đến hết ngày 21-8-2021), tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn xã Ea Riêng cơ bản đã có những chuyển biến tích cực; người dân đồng tình và thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch; các ca lây nhiễm trong cộng đồng đã không còn xuất hiện trong thời gian qua…

Lãnh đạo UBND huyện MDrắk kiểm tra một chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn xã Ea Riêng. Ảnh minh họa.
Lãnh đạo UBND huyện M'Drắk kiểm tra một chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn xã Ea Riêng. (Ảnh minh họa)

Để tiếp tục khống chế dịch bệnh và hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây lan trong cộng đồng, UBND huyện M’Drắk yêu cầu UBND xã Ea Riêng triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 27-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn xã kể từ 0 giờ ngày 22-8-2021 (trừ thôn 11 vẫn đang phong tỏa, vẫn duy trì chốt chặn cho đến khi có thông báo mới).

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 huyện M’Drắk cũng quyết định gỡ bỏ vùng cách ly y tế tại cụm dân cư thôn 9 (xã Ea Riêng) và thôn 10 (xã Ea H’Mlay) kể từ 0 giờ ngày 22-8-2021. Giao UBND xã Ea Riêng và xã Ea H’Mlay chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai gỡ bỏ phong tỏa các cụm dân cư trên; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Tính đến ngày 22-8, trên địa bàn huyện M’Drắk đã ghi nhận 17 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 3 ca đã bình phục sức khỏe.

Trung Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.