Multimedia Đọc Báo in

Hướng dẫn các đối tượng tạm dừng hoạt động hè để phòng, chống COVID-19

09:17, 13/07/2021

Ngày 11-7, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Công văn số 6206/UBND-KGVX về việc hướng dẫn các đối tượng tạm dừng hoạt động hè để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Công văn số 6160/UBND-KGVX của UBND tỉnh đã ban hành ngày 9-7-2021.

Công văn nêu rõ: các đối tượng cần dừng hoạt động giáo dục trong dịp hè để phòng, chống dịch COVID-19 gồm các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm tin học, ngoại ngữ, tư vấn du học; các cơ sở dạy thêm, học thêm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang tổ chức học hè trên địa bàn tỉnh.

Các trường đại học, học viện, phân viện trên địa bàn tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tổ chức học hè thì không thuộc đối tượng điều chính của Công văn số 6160/UBND-KGVX. Tuy nhiên, đề nghị thực hiện nghiêm quy tắc 5K và các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Tiết học thực hành của thầy và trò Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk. (Ảnh minh họa)
Tiết học thực hành của thầy và trò Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk. (Ảnh minh họa)

Trước đó, ngày 9-7, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 6160/UBND-KGVX về việc tạm dừng tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động hè để phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, từ ngày 10-7 sẽ tạm dừng các hoạt động giáo dục và hoạt động hè theo hình thức tập trung, trực tiếp ở các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cho đến khi có thông báo mới

Công văn này được ban hành ở thời điểm trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 7 ca COVID-19 và tình hình dịch bệnh ở các tỉnh lân cận: Phú Yên, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đắk Nông, Gia Lai… đang diễn biến phức tạp. Việc tạm dừng các hoạt động giáo dục và hoạt động hè theo hình thức tập trung là được xem là giải pháp đảm bảo an toàn sức khoẻ cho đội ngũ nhà giáo và người học ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Lan Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.