Multimedia Đọc Báo in

Cụ bà gắng gượng mưu sinh nuôi chồng bệnh tật

08:04, 28/12/2022

Chứng kiến cảnh cụ bà Hoàng Thị Hảo năm nay đã gần 80 tuổi hằng ngày vẫn phải gắng gượng mưu sinh nuôi người chồng bệnh tật, già yếu, người dân thôn 6, xã Krông Á (huyện M’Drắk) ai cũng chạnh lòng, thương xót.

Cụ bà Hoàng Thị Hảo (78 tuổi) và chồng là cụ ông Vì Văn Niếng (85 tuổi) từ quê hương Lạng Sơn vào lập nghiệp tại xã Krông Á từ năm 1995. Ông bà có 5 người con, nhưng ai cũng nghèo, quanh năm làm thuê làm mướn chỉ đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình riêng.

Bà Hảo và ông Niếng trước đây còn khỏe mạnh thì đều đi làm kiếm tiền nuôi bản thân. Cuộc sống quá khổ cực, thường xuyên lao động vất vả trong thời gian dài khiến những năm gần đây, cụ Niếng sức khỏe ngày một yếu, các căn bệnh phong khớp, dạ dày, đại tràng hành hạ, mắt lại mờ. Đến giờ ông chủ yếu nằm một chỗ, bệnh tình ngày một nặng thêm vì không có tiền mua thuốc điều trị.

Cụ Hảo gần 80 tuổi vẫn làm lụng kiếm chút tiền, cùng tiền trợ cấp người cao tuổi để trang trải chi phí sinh hoạt của vợ chồng già. Dù đã chi tiêu hết sức tằn tiện nhưng hai cụ vẫn không đủ chi phí thuốc men.

Cụ bà Hoàng Thị Hảo trước căn nhà xập xệ.

Hiện hai cụ vẫn sống trong căn nhà xập xệ được dựng tạm bằng gỗ tạp hơn 27 năm chưa được tu sửa, cứ hỏng chỗ nào lại chắp vá chỗ đó để ở tạm, có thể sập bất cứ lúc nào.

Hoàn cảnh của hai cụ già Vì Văn Niếng và Hoàng Thị Hảo rất đáng thương, cần sự chia sẻ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: cụ ông Vì Văn Niếng và cụ bà Hoàng Thị Hảo, thôn 6, xã Krông Á, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk; số điện thoại: 0984461456 hoặc 0327668905 (gặp chị Sinh, con gái ông bà); hoặc Quỹ Tấm lòng vàng Báo Đắk Lắk, số 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; số điện thoại: 0262.3852383, số tài khoản 115000061544 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.

Mỹ Sự


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.