Multimedia Đọc Báo in

Mưa lũ làm hư hỏng nhiều công trình của huyện Ea Kar

14:52, 01/12/2021

UBND huyện Ea Kar cho biết, từ ngày 27 đến 30/11, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên địa bàn huyện có mưa vừa đến rất to, lượng mưa trung bình trên 100mm. Hiện nay, mực nước các hồ chứa dâng cao qua tràn xả lũ từ 0,2m - 0,5m, nguồn nước các sông, suối dâng cao gây ngập cục bộ tại các xã phía đông và đông nam của huyện.

Mưa lũ kéo dài đã làm ngập một số diện tích cây công ngiệp lâu năm, hằng năm như: cà phê, điều, ngô, cây ăn quả; một số nhà dân bị ngập trong nước từ 20cm - 40cm. Bên cạnh đó, một số trục đường liên xã, thôn bị ngập sâu, nước chảy xiết gây xói lở như: cầu giao thông kết nối 3 xã Ea Ô – Cư Elang – Cư Bông, cống qua đường liên thôn tại tổ dân phố 8, 12 (thị trấn Ea Knốp), đường giao thông liên thôn tại thôn Quảng Cư 1 (xã Cư Ni), sạt lở đoạn đường dài 15m làm cô lập 64 hộ dân của thôn 15 (xã Cư Prông), sập đổ hoàn toàn 50m tường rào của Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (xã Cư Ni).

Mưa lũ ngây ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn xã Ea Sar (huyện Ea Kar)
Mưa lũ ngây ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn xã Ea Sar (huyện Ea Kar)

Trước tình hình trên, UBND huyện đã kịp thời chỉ đạo cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, các phòng, ban, các xã, thị trấn triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ, bố trí trực 24/24h, theo dõi, cập nhật thường xuyên diễn biến tình hình thời tiết, rà soát các vị trí ngập lụt, đặt các biển cảnh báo nguy hiểm và cử lực lượng trực để hướng dẫn người dân. UBND các xã và các đơn vị quản lý công trình thủy lợi thường xuyên theo dõi mực nước tại các hồ chứa, tổ chức vận hành, điều tiết nước kịp thời, bảo đảm an toàn hồ chứa và vùng hạ du.

UBND huyện cũng đề nghị UBND tỉnh và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh hỗ trợ kinh phí cho địa phương khắc phục, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, phục vụ giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.