Multimedia Đọc Báo in

Giải đua thuyền huyện Ea Kar lần thứ III năm 2023

17:17, 13/03/2023

Ngày 13/3, tại hồ Ea Kar, UBND huyện Ea Kar đã tổ chức Giải đua thuyền huyện Ea Kar lần thứ III năm 2023.

Tham gia giải có 460 vận động viên của các đội đua thuyền thuộc 16 xã, thị trấn, đơn vị Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện và 5 trường THPT trên địa bàn huyện.

hghg
Ban tổ chức tặng hoa cho đại diện các đội tham gia Giải đua thuyền huyện Ea Kar lần thứ III năm 2023.

Trong đó có 19 đơn vị tham gia đua thuyền rồng và 23 đơn vị tham gia đua thuyền thúng và thuyền Kayak với cự ly từ 200 m đến 1.500 m. Các nội dung thi đấu được chia thành 4 bảng; mỗi nội dung chọn 8 đội vào từ kết và 4 đội vào chung kết.

hfghg
Đông đảo du khách đến xem và cổ vũ cho các vận động viên thi đấu.

Sau 1 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn với sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo cán bộ, viên chức, lao động và các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài huyện, Giải đua thuyền huyện Ea Kar lần thứ III đã thành công tốt đẹp.

hgfhg
Các đội tranh tài ở nội dung đua thuyền rồng.

Kết quả, ở nội dung thuyền rồng, đội xã Ea Ô giành giải Nhất, giải Nhì thuộc về đội xã Ea Păl, đồng giải Ba là xã Ea Kmút và xã Ea Sar. Ở nội dung thuyền Kayak, đội xã Ea Đar giành giải Nhất, xã Xuân Phú giải Nhì, xã Cư Ni và Ea Kmút đồng giải Ba.

hfghg
Các đội tranh tài ở nội dung đua thuyền Kayak.

Đối với nội dung thuyền thúng, giải Nhất thuộc về đội xã Ea Kmút, giải Nhì là Ban Chỉ huy Quân sự huyện, đồng giải Ba gồm xã Ea Ô và xã Ea Păl.

fdhghg
Các vận động viên tham gia đua thuyền thúng.

Giải đua thuyền huyện Ea Kar lần thứ III năm 2023 là 1 trong số 18 hoạt động của Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Ea Kar lần thứ II năm 2023 và nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, kết nối, phát triển du lịch của huyện, hướng tới mục tiêu xây dựng Ea Kar trở thành thị xã trước năm 2025.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.