Multimedia Đọc Báo in

Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

17:18, 18/05/2023

Chiều 17/5, tại huyện Krông Ana, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị bàn giao hồ sơ và thực địa 2 di tích trên địa bàn huyện Krông Ana gồm: Thắng cảnh quốc gia thác Dray Sáp Thượng và Danh lam thắng cảnh quốc gia thác Dray Nur.

Tại hội nghị, đại biểu tập trung thảo luận thống nhất nội dung bàn giao hồ sơ và thực địa 2 di tích quốc gia: Danh lam thắng cảnh thác Dray Nur (theo Quyết định 326/QĐ-BVHTTDL ngày 26/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và thắng cảnh thác Dray Sáp Thượng (theo Quyết định số 01/1999/-QĐ-BVHTT ngay 04/01/1999 của Bộ Văn hóa Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Cụ thể như các vấn đề khảo sát lại thực địa, phân chia địa giới hành chính, tọa độ, diện tích khoanh vùng vì khu di tích Dray Sáp Thượng có diện tích thuộc 2 tỉnh (gồm xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk; xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông), công tác bảo tồn và phát huy giá trị 2 di tích, công quản lý nhà nước đối với 2 di tích,…

Các đại biểu dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị.

Theo đó, các đơn vị liên quan đã thống nhất bàn giao 2 hồ sơ và thực địa của 2 di tích quốc gia: Danh lam thắng cảnh thác Dray Nur và Thắng cảnh thác Dray Sáp Thượng cho UBND huyện Krông Ana để làm căn cứ cho đơn vị thực hiện công tác quản lý nhà nước.

Bà Nguyễn Thuỵ Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội nghị.
Bà Nguyễn Thuỵ Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thuỵ Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh và đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông cũng kiến nghị UBND hai tỉnh làm việc về phân chia địa giới  hành chính, tọa độ, diện tích khoanh vùng cũng như phân chia diện tích giữa 2 tỉnh. Đồng thời đề nghị 2 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tổ chức, đơn vị liên quan cùng phối hợp vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị  của 2 di tích; đề nghị UBND huyện Krông Ana sau khi nhận bàn giao phải thực hiện công tác quản lý theo Quyết định 20/2022/QĐ-UBND, ngày 30/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.