Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Pắc: Phát 53.000 tờ rơi về phòng, chống COVID-19

20:17, 10/10/2021

Huyện Krông Pắc đã cấp phát 53.000 tờ rơi hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại hộ gia đình trong trạng thái "bình thường mới” cho người dân.

Tờ rơi có nội dung tuyên truyền về quy định, hướng dẫn về các biện pháp phòng dịch tại hộ gia đình; trách nhiệm của người thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú; những hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và mức phạt cụ thể; trách nhiệm của các thôn, buôn, tổ dân phố trong công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, tờ rơi cũng cung cấp đến người dân những số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về dịch bệnh ở cơ sở.

Tờ rơi
Tờ rơi hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại hộ gia đình trong trạng thái "bình thường mới".

Tờ rơi này sẽ được dán tại các hộ gia đình, chợ, trụ sở UBND các xã, thị trấn, hội trường thôn, nhà văn hóa cộng đồng của buôn để chính quyền địa phương và nhân dân cùng chấp hành, giám sát lẫn nhau về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần Hồng Tiến (bìa phải) kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại xã Ea Kênh
Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần Hồng Tiến thăm hỏi, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại xã Ea Kênh.

Trên địa bàn huyện Krông Pắc hiện có 144 trường hợp mắc COVID-19, trong đó đang điều trị 22 trường hợp, 122 trường hợp khỏi bệnh.

Thời gian qua, địa phương đã thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bằng nhiều hình thức, tập trung ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên kiểm soát khá tốt dịch bệnh.

Việc cấp phát tờ rơi hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại hộ gia đình trong trạng thái "bình thường mới” sẽ nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của người dân, chính quyền trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.