Multimedia Đọc Báo in

6 điều cần tránh đối với phụ nữ trước khi sinh

09:30, 04/10/2010

 Nhiều sản phụ do mang thai lần đầu tiên nên thường thấy căng thẳng, lo lắng và mắc những sai lầm không đáng có.

1. Quá căng thẳng: Nếu tâm lý quá căng thẳng sẽ khiến cho cơ thể nhạy cảm hơn với môi trường bên ngoài, các kích thích bên ngoài này sẽ khiến sản phụ bị đau bụng. Do đó phụ nữ khi mang bầu cần phải duy trì một trạng thái tinh thần thoải mái và vui vẻ.

2. Lo lắng: Một số sản phụ có tính lo lắng, đến ngày dự kiến sinh thì sốt ruột trông đợi đứa trẻ  chào đời, sau ngày dự kiến sinh mà vẫn chưa sinh thì lo lắng bất an, và thậm chí còn tìm mọi cách để “thúc đẩy” sư ra đời của bé. Những tâm lý này có thể sẽ mang lại tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến cả sản phụ và thai nhi. Ngày dự kiến sinh chỉ mang tính ước định, nếu sinh trước hoặc sau 10 ngày là điều rất bình thường. Nhưng nếu quá ngày dự kiến quá lâu thì nên đến khám bác sỹ để biết rõ nguyên nhân.

 

Lo lắng và mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa
Lo lắng và mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa

3. Không cẩn thận: Đến cuối thai kỳ, nguy cơ sảy thai vẫn có thể xả ra nếu không cẩn thận hoặc làm việc quá sức, đặc biệt là với những chị em lao động chân tay, điều này rất dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Một số ít sản phụ đã gần đến ngày dự kiến sinh vẫn còn rất thích đi đây đó mà không hiểu rằng sự căng thẳng và những va chạm giao thông có thể đe dọa đến cuộc sống của mẹ và bé. Do đó, phụ nữ mang thai đến gần ngày sinh tốt nhất là không nên đi ra ngoài.

4. Mệt mỏi: Sức khỏe tốt là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc sinh con diễn ra thuận lợi. Trước khi sinh nếu tinh thần hoặc thể chất ở vào trạng thái mệt mỏi thì cũng ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Do đó, hơn 10 ngày trước khi sinh sản phụ cần phải sinh hoạt có quy tắc, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để có thể dự trữ đủ lượng nước ối chờ ngày bé chào đời.

5. Buồn chán: Một số phụ nữ khi mang thai thường có tâm trạng bực tức, hay buồn chán, những trạng thái này không những không tốt cho thai nhi mà thậm chí nó còn cản trở việc sinh đẻ. Những áp lực tinh thần của sản phụ chủ yếu là từ chồng, người thân hay công việc mang lại. Vì thế những người xung quanh nên chăm sóc, yêu thương và hạn chế đến mức tối thiểu việc mang lại áp lực cho sản phụ để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

6. Coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe: Nếu như sản phụ ăn uống không đủ chất, ngủ không đủ giấc thì khi sinh sẽ gặp bất lợi. Vì thế trước khi sinh phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên ăn thêm những bữa phụ, chú ý uống thêm nhiều nước, ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ.

K.O (nguồn Dân trí)


Ý kiến bạn đọc


(Video) Chủ động kết nối, giải quyết việc làm cho người lao động
Tỉnh Đắk Lắk luôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, đẩy mạnh đào tạo nghề để người dân có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.