Multimedia Đọc Báo in

Một hoàn cảnh ngặt nghèo cần được giúp đỡ

10:01, 29/07/2014
Trong căn nhà siêu vẹo ẩm mốc ở buôn Jù, xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột), tiếng la hét, kêu gào của đứa con gái đang bị bệnh tâm thần làm bà H’Bư A Drơng không khỏi đau lòng. Gia đình bà H’Bư có hoàn cảnh thật đáng thương. 

Chồng mất sớm, một mình bà vất vả nuôi ba cô con gái. Người con đầu bị bệnh thiểu năng trí tuệ, cô con gái thứ hai bị bệnh tâm thần, chỉ có cô con gái út là lành lặn. Không có đất sản xuất, không có việc làm bốn mẹ con sống nhờ tình thương của bà con trong buôn. Ngày trước khi còn khỏe mạnh, bà H’Bư đi làm thuê kiếm sống nuôi con, nhưng số tiền ít ỏi bà vất vả kiếm được cũng chỉ đủ cho bữa ăn qua ngày. Do vất vả vật lộn với mưu sinh nên sức khỏe của bà dần dần yếu đi. Nay mắt đã mờ, chân tay không còn làm việc nặng được nữa, nên không ai thuê mướn bà. Cả nhà giờ lại chỉ biết trông cậy vào cô con gái út. Niềm an ủi đến với bà khi H’Viết – cô con gái út lập gia đình. Những tưởng sẽ có người đàn ông gánh vác đỡ đần việc nhà, nhưng không may, người con rể xấu số của bà qua đời sau vài năm, bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ. Một lần nữa gia đình của bà H’Bư lâm vào cảnh túng quẫn, hằng ngày không đủ tiền cho hai cháu ăn uống và hai đứa con bệnh tật. Khó khăn, cực nhọc giờ lại đè nặng lên đôi vai gầy của người con gái út. H’Viết không được học hành, chỉ biết ở nhà dệt vải bán cho người trong buôn để mua gạo ăn trong ngày cho cả 6 người trong đó có 2 người bệnh tật và hai đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn…

Hoàn cảnh  khó khăn của gia đình bà H’Bư A Drơng đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Quỹ Tấm lòng vàng Báo Dak Lak, địa chỉ: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột.

Thúy An


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.