Multimedia Đọc Báo in

Xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng

20:37, 31/07/2021

Những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám, bộ máy chính quyền tỉnh Đắk Lắk mới thành lập, cán bộ bổ sung cho các cấp, ngành còn thiếu, nhưng thấy rõ vai trò quan trọng của công tác tư tưởng Ủy ban Cách mạng lâm thời đã cử đồng chí Y Ngông Niê Kdăm và đồng chí Nguyễn Đức Lang làm Ủy viên Ban Tuyên truyền (tiền thân của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) để truyền đạt chủ trương, chính sách của Mặt trận Việt Minh đến đồng bào các dân tộc, khuyếch trương chiến thắng, động viên mọi tầng lớp nhân dân đem tất cả tinh thần và lực lượng để giữ vững nền độc lập dân tộc.

Công tác tuyên huấn của Đảng bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được tiến hành thường xuyên, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, góp phần tích cực trên mặt trận chính trị tư tưởng, văn hóa, giáo dục và xây dựng Đảng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng thấm sâu đường lối của Đảng, phát huy cao độ lòng yêu nước, khí phách tự cường của dân tộc “quyết không chịu mất nước”, “quyết không chịu làm nô lệ”, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, công tác tuyên huấn đã tập trung tuyên truyền, động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tin tưởng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, góp phần cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Năm 2000, Bộ Chính trị khóa VIII quyết định chọn ngày 1-8 là Ngày truyền thống công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng. Năm 2007, sau khi Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X quyết định lấy ngày 1-8 là Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Khu ủy 5, của Đảng bộ, công tác tuyên huấn tập trung tuyên truyền, củng cố lòng tin của nhân dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm động viên, khơi dậy lòng yêu nước, biến đường lối, chủ trương của Đảng thành lực lượng vật chất, đóng góp sức người, sức của phục vụ với mức cao nhất cho nhiệm vụ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, mở rộng vùng căn cứ kháng chiến, vùng giải phóng. Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân và dân tỉnh Đắk Lắk đã góp phần cùng với quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Buôn Ma Thuột, mở màn cho bản hùng ca đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đại biểu dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác tuyên giáo 6 tháng đầu năm 2021, điểm cầu Đắk Lắk. Ảnh Duy Tiến.

Thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, công tác tuyên huấn, tuyên giáo đã chủ động, nhạy bén tham mưu cho cấp ủy về công tác chính trị, tư tưởng, làm tròn vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.

Cụ thể, ngành Tuyên giáo Đắk Lắk đã hoàn thành tốt công tác tham mưu cho cấp ủy trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa giáo, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương. Tích cực tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, truyền thống cách mạng của đất nước và của quê hương, phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên. Cùng với đó, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội, chống âm mưu ''diễn biến hòa bình'', bạo loạn, lật đổ các thế lực thù địch, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận trong xã hội...

Đặc biệt, những năm gần đây trước tình hình có nhiều diễn biến, thuận lợi đan xen khó khăn, hệ thống Tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở đã bám sát thực tiễn, nâng cao hiệu quả tham mưu cấp ủy, đổi mới nội dung, phương thức, cách làm, triển khai toàn diện các nhiệm vụ công tác Tuyên giáo. Sự chủ động, sáng tạo, kịp thời của công tác Tuyên giáo góp phần quan trọng vào thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; khơi dậy tinh thần đoàn kết, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân chung sức, đồng lòng thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Tuyên giáo trong 91 năm qua, nhận thức rõ sứ mệnh to lớn của mình, đội ngũ làm công tác Tuyên giáo cả nước tiếp tục phát huy năng lực, phẩm chất, trí tuệ, trách nhiệm; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác Tuyên giáo; tập trung tuyên truyền khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất vì mục tiêu xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

Với truyền thống 76 năm xây dựng và phát triển, trong thời gian tới, tin tưởng rằng ngành Tuyên giáo Đắk Lắk sẽ nỗ lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh, nhân dân tin tưởng giao phó, xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, xây dựng tỉnh Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp, văn minh, bản sắc.

 

  Duy Linh

                                                                       


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.