Multimedia Đọc Báo in

Đổi mới và thực hiện hiệu quả công tác dân vận

11:42, 16/01/2022

Phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn thể, người có uy tín trong công tác dân vận, căn cứ vào diễn biến tình hình dịch, thời gian qua từng đơn vị, địa phương đã linh hoạt triển khai công tác dân vận phù hợp.

Để nắm bắt tình hình đời sống nhân dân, tiếp nhận, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, Ban Thường vụ Huyện ủy Cư M’gar đã tổ chức đối thoại với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động, phát động quần chúng bằng nhiều hình thức nhằm phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật về đất đai, xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cư M’gar Nay H’Nan, việc duy trì công tác tiếp dân, tổ chức đối thoại đã giúp cấp ủy, chính quyền các cấp nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người dân, những vấn đề phát sinh tại cơ sở, qua đó có hướng chỉ đạo, giải quyết kịp thời. Những vấn đề như: tranh chấp đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện giao khoán của các công ty nông – lâm nghiệp đã được Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các đơn vị chức năng, địa phương vào cuộc, bóc tách đối tượng, phân loại, xử lý, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phát tờ rơi, tuyên truyền các chính sách cho nhân dân xã biên giới Krông Na (huyện Buôn Đôn).

Tại huyện Lắk, với 63% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, 9/11 xã thuộc khu vực 3, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, Ban Thường vụ Huyện ủy chú trọng phát huy vai trò người có uy tín, chức sắc tôn giáo. Trên cơ sở đó, Ban Dân vận Huyện ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, các đoàn thể xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên tổ chức gặp gỡ, thăm hỏi, tặng quà nhằm phát huy vai trò, tiếng nói của đội ngũ già làng, người có uy tín, các chức sắc, chức việc. Ban Thường vụ Huyện ủy kêu gọi các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với 90 buôn đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng phối hợp tổ chức công tác phát động quần chúng, tuyên truyền, vận động người dân.

 
“Năm 2021, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã làm tốt công tác dân vận, góp phần hoàn thành “mục tiêu kép”. Các sự kiện lớn như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, phòng chống dịch đều có dấu ấn của công tác dân vận”.
 
Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê.

Bí thư Huyện ủy Lắk Võ Ngọc Tuyên cho biết, để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, thay vì nói “suông”, Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trương xây dựng các nghị quyết chuyên đề sát thực, chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân như Nghị quyết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2021 – 2025, đã vận động, kêu gọi, trao tặng được 100.000 cây giống các loại, hỗ trợ hộ nghèo các buôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 50% năm 2018 xuống còn 27,39% năm 2021.

Hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp có 4 xã biên giới với 44 thôn, buôn. Để tuyên truyền, vận động nhân dân các xã biên giới thực hiện tốt quy chế biên giới, nhất là thời điểm tình hình dịch COVID-19 ở nước bạn diễn biến phức tạp, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng loạt công tác vận động quần chúng. Ngay từ đầu năm, Đảng ủy đã ban hành các nghị quyết chuyên đề tại địa bàn trọng điểm về công tác an ninh trật tự trong tình hình mới, kế hoạch thực hiện công tác vận động quần chúng năm 2021, phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Các đơn vị trực thuộc đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình nhân dân, tình hình địa bàn, các loại đối tượng để tổ chức tuyên truyền phù hợp theo; phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và xuất nhập cảnh trái phép tại 4 xã biên giới; vận động trên 6.250 hộ đăng ký triển khai hòm thư tố giác xuất nhập cảnh trái phép.

Phòng khám quân - dân y xã Ia Lốp khám chữa bệnh miễn phí cho người dân.

Để xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, kiện toàn tổ chức đảng, đoàn thể; giới thiệu 54 đảng viên tham gia sinh hoạt tạm thời với chi bộ thôn, buôn ở các xã biên giới, phối hợp với các lực lượng công an, quân sự tuần tra, chốt chặn thực hiện “nhiệm vụ kép” bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, thực hiện phòng, chống dịch COVID-19; phân công 73 cán bộ, đảng viên phụ trách, giúp đỡ 339 gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn... tại 4 xã biên giới; duy trì hoạt động 44 tổ tự quản về an ninh trật tự thôn, buôn. Đồng thời, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, sửa chữa đường giao thông, thực hiện các công trình thắp sáng đường quê, hỗ trợ học sinh nghèo đến trường, xây dựng phòng khám quân – dân y kết hợp, tổ chức khám bệnh, cấp thuốc... cho người dân các xã biên giới. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới luôn ổn định, giữ vững.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.