Multimedia Đọc Báo in

Đoàn kiểm tra số 4, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực công bố dự thảo kết quả kiểm tra tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk

14:51, 20/09/2022

Sáng 20/9, Đoàn kiểm tra số 4, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk để công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.

Tham gia Đoàn kiểm tra số 4 có các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Bộ Công An, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công An, Ban Nội chính Trung ương, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Thanh ra Chính phủ, Bộ Tư Pháp; các thành viên trong Đoàn công tác Bộ Công an.

gdgdfg
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, Trưởng  Đoàn kiểm tra số 4 phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Về phía tỉnh Đắk Lắk có các đồng chí: Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương  liên quan.

Tại hội nghị, đại diện Ban Nội chính Trung ương đã thông qua dự thảo báo cáo đánh giá kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra số 4 về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu phạm tội về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk.

dgdfgf
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Theo đánh giá của Đoàn, trong thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã quan tâm, phổ biển, quán triệt, ban hành một số văn bản, quy chế phối hợp triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu phạm tội về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực nói riêng.

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong lĩnh vực này gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý nghiêm, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, quy định của Đảng đối với các hành vi, vụ việc về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp có khó khăn, vướng mắc hoặc kéo dài trên địa bàn, tạo tiền đề, kinh nghiệm và hiệu ứng lan tỏa trong công tác phòng, chống tội phạm.

gdgdf
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ địa phương I, Ban Nội chính Trung ương, thành viên Đoàn kiểm tra số 4 báo cáo dự thảo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đúng quy định; công tác phát hiện, tiếp nhận, chuyển giao, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm tham nhũng kinh tế được quan tâm, nhiều vụ án đã được điều tra, khởi tố theo quy định.

Các cơ quan tiến hành tố tụng cơ bản thực hiện đúng quy định đối với công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm, nhất là các tội phạm về tham nhũng, kinh tế và tiêu cực…

gdfgdfg
Đồng chí Nguyễn Đình Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn cũng đã chỉ ra một số hạn chế: công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm, giải quyết các vụ việc có dấu hiệu tội phạm kinh tế, tham nhũng, tiêu cực tiến hành chưa nhiều, thiếu thường xuyên; việc nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên nói chung và cơ quan, tổ chức được pháp luật giao quyền nói riêng đối với công tác này còn nhiều hạn chế; Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa ban hành nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị chuyên đề lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố; công tác kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, một số cấp ủy, tổ chức Đảng trong các cơ quan chức năng về nội dung phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố chưa thường xuyên…

gdfgf
Đồng chí Nguyễn Thế Lệ, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội, thành viên Đoàn kiểm tra số 4 nêu ý kiến tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra số 4 đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phát hiện phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu phạm tội về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực; bảo đảm nguyên tắc mọi tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan tới tội phạm nói chung, tội phạm về tham nhũng, kinh tế nói riêng đều phải được tiếp nhận và xử lý theo đúng quy định của pháp luật với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm, tính nêu gương, tổ chức thực hiện của từng cấp ủy, người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn để phát hiện từ sớm, từ xa các hành vi sai phạm về kinh tế, tham nhũng, tiêu cực. Quan tâm xây dựng tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên làm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện đầy đủ những kiến nghị đã nêu trong báo cáo của Đoàn kiểm tra số 4, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương theo quy định.

gdfgf
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Minh Tấn phát biểu ý kiến về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh, đối với địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cần đặc biệt quan tâm, chú trọng hơn trong việc lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan chức năng phát hiện sớm các nguồn tin về tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng như: buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm dẫn đến khai thác rừng trái phép, để mất diện tích rừng tự nhiên được giao quản lý, đất rừng bị chiếm, gây thất thoát tài sản Nhà nước; việc bàn giao đất rừng trái pháp luật; các dự án để mất rừng tự nhiên; lấn chiếm sử dụng trái phép; vi phạm quy định khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp; các sai phạm về quản lý tài chính, xây dựng cơ bản, đấu thầu… để kịp thời chuyển giao, xử lý nghiêm minh các cá nhân, tập thể sai phạm; đồng thời có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trên địa bàn.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.