Multimedia Đọc Báo in

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Dân chủ, tâm huyết, trách nhiệm

07:54, 15/05/2023

Thời gian qua, việc lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng, thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân.

Nhằm phát huy quyền dân chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH, ngày 23/12/2022 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP, ngày 31/12/2022 ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo luật.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn An Vinh đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề vừa được Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức mới đây, bà Lê Thị Thanh Xuân, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho biết: tính đến nay, cả nước đã có 12.107.457 lượt ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đã được các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp triển khai nghiêm túc, đồng bộ, dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, chuyên sâu, bảo đảm thực chất và hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng đến tận cơ sở xã, phường, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố; huy động được hầu hết các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; thu hút được sự quan tâm đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…

 

Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sắp tới, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tích cực tham gia thảo luận tại tổ, tranh luận tại hội trường, để góp phần bảo đảm Luật Đất đai (sửa đổi) sớm được ban hành mang tính khả thi cao, sát thực tiễn, dễ thực hiện và thuận lợi khi áp dụng”.

 
Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Thị Thanh Xuân

Tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch, tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân đối với dự thảo luật. Qua tổng hợp, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tổ chức 66 hội nghị, hội thảo, tọa đàm mang tính chuyên môn sâu, theo chuyên đề; có 431 lượt ý kiến đóng góp trực tiếp đã thể hiện tính chủ động và sự quan tâm sâu sắc, trách nhiệm, tâm huyết của toàn dân đến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Như đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của ông Nguyễn An Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên ĐBQH khóa X đã thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong Luật Đất đai năm 2013 cần phải nghiên cứu sửa đổi như: Việc bồi thường đất đai kéo dài, trong khi giá cả thị trường biến động (chủ yếu là tăng lên) nên giá khi nhận tiền thực tế so với khi có quyết định bồi thường thay đổi rất nhiều, cần nghiên cứu để điều chỉnh, định giá đất hằng năm cho phù hợp hơn. Bên cạnh đó, trong dự thảo luật có nói đến việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản của các luật khác có liên quan (Luật Chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch, Luật Quản lý và sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước, Luật Thủy sản, Luật Đường sắt) thì liệu Luật Đất đai (sửa đổi) có sửa đổi, bãi bỏ được các điều khoản của các luật khác hay không, vì vậy cần nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng, biên soạn.

Các đại biểu tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề "lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)".

Còn theo ông Y Khút Niê, nguyên Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, dự thảo luật tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân; quyền và nghĩa vụ của công dân về đất đai được quy định rõ ràng, minh bạch, có lợi hơn cho người sử dụng đất, nhất là trong việc chuyển đổi đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng. Các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sử dụng đất đai cụ thể, sát với thực tiễn hơn. Tuy nhiên, dự thảo luật cần nêu rõ quan điểm xử lý đối với những diện tích đất do các nông lâm trường quản lý nhưng người dân đang sử dụng, bảo đảm hài hòa quyền lợi các bên. Đồng thời, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần có quy định, chế tài cụ thể về giá đất khi thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng một cách phù hợp, nhất là đối với đất nông nghiệp để người dân có quyền lợi, tránh việc khiếu kiện, khiếu nại diễn ra phức tạp như hiện nay.

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.