Multimedia Đọc Báo in

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền miệng

14:36, 08/12/2023

Sáng 8/12, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 12 và tổng kết công tác tuyên truyền miệng; hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước. Đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.

Tại Điểm cầu tỉnh Đắk Lắk do đồng chí H’Lim Niê, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì. Tham dự có các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh...

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy phát biểu tại hội nghị. Ảnh chụp màn hình tivi.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy phát biểu tại hội nghị. Ảnh chụp màn hình tivi.

Tại hội nghị, các báo cáo viên đã được thông tin nhanh về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân từ ngày 12 đến 13/12 sắp tới; thông tin chuyên đề “Những kết quả quan trọng của Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV”.

Hội nghị cũng đã tổng kết công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Trong đó nêu rõ những kết quả nổi bật cũng như hạn chế, yếu kém của công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên trong phạm vi cả nước năm 2023.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Ảnh: TTXVN
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Ảnh: TTXVN

Phần thảo luận, lãnh đạo ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương đã trao đổi những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên thời gian qua. Đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Kết luận hội nghị, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đề nghị ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ báo cáo viên các cấp và tuyên truyền viên cơ sở tập trung tuyên truyền những nội dung các đồng chí báo cáo viên đã thông tin. Đồng thời tiếp tục quán triệt sâu sắc vai trò của công tác tuyên truyền miệng và trọng trách của đội ngũ báo cáo viên; đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền miệng; tập trung nâng cao chất lượng và triển khai kịp thời công tác thông tin tuyên truyền, có định hướng cụ thể cho các địa phương để thông tin đến với cán bộ, đảng viên; nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận xã hội để định hướng tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội…

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk.

Về định hướng tuyên truyền trong thời gian tới, căn cứ thông tin, tài liệu được cung cấp tại Hội nghị, ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và đội ngũ báo cáo viên các cấp tập cần trung tuyên truyền, nhấn mạnh những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2023; tiếp tục tuyên truyền các hoạt động đối ngoại và tham dự hội nghị quốc tế quan trọng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; tuyên truyền Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII); Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư về tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng...

Nhân dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen 10 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác truyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên năm 2023. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk có một cá nhân được khen thưởng là đồng chí Trần Thanh Thủy, Trưởng Phòng Tổng hợp.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.