Multimedia Đọc Báo in

Khẩn trương hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại tỉnh Đắk Lắk

13:32, 13/06/2024

Ngày 13/6, Đoàn Kiểm tra của Trung ương do đồng chí Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc sắp xếp đơn vị hành chính tại tỉnh Đắk Lắk.

Tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Trần Phú Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị xã có liên quan.

Quang cảnh buổi làm việc
Các đại biểu tham dự buổi làm việc.

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện), 184 đơn vị hành chính cấp xã (20 phường, 13 thị trấn và 151 xã).

Về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025, tỉnh Đắk Lắk có 4 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc xắp xếp (gồm xã Hòa Tân (huyện Krông Bông), xã Ea Blang (thị xã Buôn Hồ), các phường: Thắng Lợi, Thống Nhất  (TP. Buôn Ma Thuột) và 5 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp là: xã Ea R'vê, Ia Lốp (huyện Ea Súp), Cư Pui, Cư Drăm, Hòa Phong (huyện Krông Bông).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh báo cáo với Đoàn kiểm tra về tiến độ thực hiện xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh báo cáo với Đoàn kiểm tra về tiến độ thực hiện xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tại tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 theo đúng quy định; hướng dẫn các địa phương tổ chức lấy ý kiến cử tri của các đơn vị hành chính có liên quan và trình HĐND các cấp ở địa phương thông qua theo quy định.

Cụ thể, UBND TP. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Bông đã xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính của địa phương, tổ chức niêm yết danh sách để lấy ý kiến cử tri. Riêng UBND huyện Ea Súp đã hoàn thiện Đề án điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương; đã tổ chức lấy ý kiến, kết quả có 7.484/7.665 cử tri các đơn vị hành chính có liên quan điều chỉnh tán thành; HĐND cấp huyện, cấp xã liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính đã ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tại địa phương…

Tuy nhiên, tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan cho biết, quá trình triển khai thực hiện xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn gặp phải một số khó khăn, như: việc xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải tiến hành thông qua các bước phức tạp, quy trình thực hiện nhiều bước theo đúng quy định nên cần có thời gian triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả. Quá trình thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tự cân đối ngân sách để thực hiện quy trình, thủ tục, thuê đơn vị tư vấn đủ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực để thực hiện, trong khi nguồn lực của địa phương hạn chế...

Đồng chí Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại buổi làm việc.
Đồng chí Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm cao của địa phương trong việc triển khai phương án tổng thể thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Đồng thời, đề nghị địa phương trên cơ sở phương án tổng thể ban đầu, giải trình các nội dung có liên quan, các yếu tố đặc thù; nỗ lực khắc phục khó khăn… sớm hoàn thiện Đề án theo quy định. Song song với đó, cần phát huy vai trò giám sát của HĐNĐ, sự vào cuộc của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, vận động người dân hiểu và đồng thuận với chủ trương chung sắp xếp đơn vị hành chính.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.