Multimedia Đọc Báo in

Những bông hoa “khắc lửa”

17:10, 20/10/2021

Thông thường, khi nhắc đến người lính cứu hỏa, nhiều người đều nghĩ ngay đến hình ảnh các nam chiến sĩ cao to, khỏe mạnh, thường xuyên có mặt kịp thời ở những đám cháy để dập lửa, cứu hộ người dân... Thế nhưng trong lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) vẫn có các nữ chiến sĩ, không những chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ mà họ còn được ví là “Những bông hoa khắc lửa”, bởi vẻ đẹp và kỹ năng mà các nữ chiến sĩ này có được... 

PCCC&CNCH là một công việc cực kỳ nguy hiểm vì những người tham gia phải hoạt động trong môi trường cháy, nổ; ở trên cao, cheo leo hay dưới hố sâu tăm tối; trong một không gian chật hẹp, không có ánh sáng, thiếu oxy và có khói, khí độc…

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn thì mỗi chiến sĩ phải chuẩn bị nền tảng thể lực, thành thạo các kỹ năng cứu nạn, cứu hộ. Và muốn làm được điều này, họ phải thường xuyên tổ chức tập luyện cường độ cao, với các tình huống giả định phức tạp hơn so với thực tế… 

Do yếu tố thể chất cũng như tâm lý của phụ nữ có phần khác so với nam giới nên để đạt được yêu cầu về huấn luyện và chiến đấu, các nữ chiến sĩ PCCC&CNCH phải cố gắng rất nhiều để bảo đảm được giáo án theo yêu cầu huấn luyện...

Một số hình ảnh về quá trình huấn luyện của các nữ chiến sĩ PCCC&CNCH:

A
Đội hình nữ chiến sĩ của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh.

 

A
Thường xuyên tập luyện, nâng cao thể lực.

 

A
Trao đổi với đồng nghiệp về cách sử dụng các phương tiện cứu hộ.

 

A
Sẵn sàng dự bị cho các chiến sĩ nam trong mọi tình huống.

 

A
Tập luyện vượt chướng ngại vật.

 

A
Chuẩn bị các phương tiện chữa cháy.

 

A
Kiểm tra khớp, nối ống dẫn nước chữa cháy.

 

A
Luôn sẵn sàng với tinh thần "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu".

 

A
Những ánh mắt tràn đầy quyết tâm.

 

A
Thuần thục thực hiện những kỹ năng phòng cháy, chữa cháy. 

 

A
Có những kỹ năng cứu nạn, cứu hộ mà các nữ chiến sĩ thực hiện không kém đồng nghiệp, trong đó có kỹ năng đu dây thoát khỏi tòa nhà.

 

A
Nữ chiến sĩ kiểm tra dụng cụ bảo đảm an toàn khi thực hiện đu dây trên các tòa nhà cao tầng.

 

A
Tự tin thực hiện những động tác khó khi du dây thoát khỏi nhà cao tầng.

 

A
Điều chỉnh lại dây bảo hộ khi hoàn thành huấn luyện.

 

A
Một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với công tác PCCC&CNCH chính là công tác cứu nạn, cứu hộ. 

 

A
Cứu nạn, cứu hộ trong môi trường có khí độc đòi hỏi những nữ chiến sĩ cần được trang bị bảo hộ đầy đủ.

 

A
Kiểm tra dưỡng khí.

 

A
Cho dù luyện tập nhưng đòi hỏi nữ chiến sĩ cần có sự tập trung cao độ.

 

A
Trao đổi với đồng nghiệp về phương án diễn tập.

 

A
Môi trường giả định là không có ánh sáng, đầy khói, tầm nhìn bị hạn chế... và các nữ chiến sĩ phải độc lập tác chiến.

 

A
Luyện tập xác định phương hướng và tổ chức cứu hộ một cách chuyên nghiệp.

 

A
Có những trường hợp khẩn cấp, nữ chiến sĩ phải tập luyện cứu nạn, cứu hộ khi không trang bị đồ bảo hộ.

 

A
... đòi hỏi sự chính xác và kịp thời đưa nạn nhân (giả định) đến nơi an toàn.

 

A
Niềm vui khi hoàn thành nhiệm vụ.

 

A
Bên cạnh đó, họ cũng thường xuyên sẵn sàng chiến đấu, ngay khi có kẻng báo cháy...

 

A
... những nữ chiến sĩ đã sẵn sàng lên đường...

 

A
... nhanh chóng lên đường làm nhiệm vụ.

 

A
Không chỉ thực hiện công tác chuyên môn, nữ chiến sĩ PCCC&CNCH còn thường xuyên về thôn, buôn tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy cho bà con đồng bào.

 

A
Luôn xác định công tác xã hội và hoạt động tình nghĩa là một trong những hoạt động hướng về cơ sở, tương trợ người dân lúc hoạn nạn, khó khăn...

 

A
Nữ chiến sĩ PCCC&CNCH tham gia vận chuyển rau, củ ủng hộ người dân các tỉnh phía Nam trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19.

 

A
"Những bông hoa "khắc lửa" - Bản lĩnh – Chính quy – Tinh nhuệ - Vì Nhân dân phục vụ.

Nguyễn Gia


Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.