Multimedia Đọc Báo in

Độc đáo cà phê vàng

10:58, 23/11/2022

Bên cạnh những giống cà phê thông dụng như Arabica, Robusta…, nhiều người sành cà phê còn tìm kiếm những giống cà phê độc đáo, khác biệt để thưởng thức, trải nghiệm và cà phê vàng Buorbon là một trong những loại cà phê như vậy...

A
Theo nhiều tài liệu được ghi nhận thì cà phê Bourbon là một nhóm giống cà phê chè có ý nghĩa rất quan trọng về mặt di truyền và trồng trọt trên thế giới. Theo đó, vào những năm đầu thế kỷ 18, các nhà truyền giáo Pháp mang loại cà phê chè này đến đảo Bourbon (nay là đảo Réunion, một hòn đảo nhỏ nằm trên Ấn Độ Dương) để trồng. 
A
Tại Việt Nam, giống cà phê này chủ yếu được trồng ở tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên diện tích của cà phê Bourbon cũng không nhiều.
A
Ở Đắk Lắk, những cây cà phê giống Buorbon chủ yếu nằm rải rác trong các vườn cà phê chè, hoặc phát triển tự nhiên trên Đồi 900 thuộc xã Dliê Ya (huyện Krông Năng). Thế nhưng, không nhiều người biết về giống cà phê có màu vàng đặc trưng này, mà chỉ những người đam mê cà phê mày mò, tìm hiểu mới biết. 
A
Do những cây cà phê Bourbon mọc xen trong những vườn cà phê chè nên người trồng đánh dấu từng cây một để vào mùa thu hoạch canh ngày chín và đi hái.
A
Do sự quý hiếm, độc đáo nên giá trị của cà phê Bourbon được đẩy lên cao hơn tại thị trường Việt Nam.
A
Canh ngay vào đầu mùa thu hoạch cà phê chè, nhiều người thu mua dặn dò người dân hái riêng những cây cà vàng xen kẽ trong vườn cà phê chè, với giá mua cao hơn nhiều giá cà phê chè thông thường.
A
Hạt cà phê Bourbon thường lớn, có một màu vàng đượm, trông rất đẹp mắt.
A

Với những người sành cà phê thì hương vị của cà phê Bourbon có nét đặc trưng riêng.

A
Hiện tại ở Đắk Lắk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên là nơi duy nhất lưu giữ giống cà phê Bourbon. 

Gia Bảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.